Tiếp Vốn Người Nuôi Cá

Với 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay để thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đầu tư mua con giống, mở rộng ao nuôi...
Phong trào nuôi cá nước ngọt ở xã Phú Lộc đã có cách đây hơn 10 năm. Tuy nhiên, do giá cá giống, chi phí mua thức ăn leo thang; mặt khác sau mỗi vụ nuôi phải cải tạo lại ao nên nhiều hộ vốn hạn hẹp, đang trong tình trạng nuôi cầm chừng.
Vốn đến đúng lúc
Là một trong những hộ nuôi cá nước ngọt đầu tiên ở Phú Lộc, có nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng vài năm trở lại đây do thiếu vốn đầu tư nên anh Lường Văn Tuyến (thôn Trước), đứng trước nguy cơ để treo 0,5ha.
Anh Tuyến chia sẻ: “Mấy năm trở lại đây, gia đình tôi nuôi cá hầu như không có lãi. Với các loại cá truyền thống thả nuôi như chép, trắm, trôi... tiền đầu tư cũng phải 200-300 triệu đồng. Chi phí thức ăn cho cá ngày một tăng nên lời lãi chẳng được bao nhiêu”.
Để có tiền duy trì ao cá, anh nuôi chim bồ câu. Vì theo anh Tuyến, nuôi chim bồ câu số vốn bỏ ra không nhiều mà thu nhập cũng đáng kể. “Đang lúc vướng mắc thì tháng 3.2012 tôi được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng. Có thêm vốn, tôi sửa sang lại bờ bao quanh ao, mua thêm thức ăn “vỗ béo” cho đàn cá”. Được tiếp vốn, năng suất cá của gia đình anh tăng lên đáng kể, theo đó tiền bán cá cũng tăng theo. Tiền bán cá, anh đầu tư thêm nuôi lợn, vừa để bán, vừa lấy phân nuôi cá. Năm 2013, thu từ cá, lợn trên 70 triệu đồng; dự kiến năm nay sẽ cao hơn.
Bình xét công khai
Ông Trịnh Công Kiều - cán bộ phụ trách Quỹ HTND Hội ND huyện Hậu Lộc cho biết: “Xã Phú Lộc có 434ha đất canh tác của xã thì 46,1ha nuôi cá nước ngọt. Đứng trước tình trạng nhiều ND có tâm lý bỏ ao vì thiếu vốn, nếu không kịp thời tiếp vốn e rằng nghề nuôi cá ở đây sẽ mai một. Sau khi Hội ND tỉnh triển khai kế hoạch cho vay vốn nguồn Quỹ HTND để phát triển sản xuất, chăn nuôi, Hội ND huyện chủ trương phân bổ vốn vay cho xã Phú Lộc để giúp các hộ có điều kiện duy trì và phát triển nghề nuôi cá”.
Ông Kiều cho hay: “Hiện tổng nguồn vốn từ Quỹ HTND của xã là 724 triệu đồng. Ngoài dự án 500 triệu của T.Ư Hội đầu tư nuôi cá nước ngọt ở xã Phú Lộc, số tiền còn lại chủ yếu đầu tư cho các hộ phát triển sản xuất rau màu ngắn ngày như ngô, khoai, lạc...
Cũng theo ông Kiều, để nguồn vốn sử dụng có hiệu quả, sau khi triển khai dự án, Hội ND huyện giao cho Hội ND xã bình xét các hộ ND đủ điều kiện vay vốn. Sau đó, lập ra các ban điều hành tiến hành giải ngân nguồn vốn. Đồng thời trong thời gian triển khai dự án, Hội ND sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát ở cơ sở, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, có như vậy ND mới tăng thu nhập.
Anh Nguyễn Văn Khoa, thôn Xuân Yên, được vay 30 triệu đồng từ Quỹ HTND chia sẻ: “Nếu cứ bám lấy 1ha nuôi cá không có lãi này thì gia đình tôi không biết lấy gì mà ăn. Tôi đang tính bỏ ao, thì may mắn được Quỹ HTND tiếp vốn kịp thời. Có vốn, tôi mua thức ăn cho cá, cải tạo ao nuôi... Cá sống khỏe thì mình cũng khỏe. Nhờ vậy thu nhập của gia đình tôi cũng tăng thêm đáng kể”.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, năm 2013 diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa trên địa bàn huyện Phước Long là 5.600 ha (tập trung các xã Vĩnh Phú Tây, xã Phước Long, thị trấn Phước Long, xã Phong Thạnh Tây A, xã Phong Thạnh Tây B).

Các ao, đầm nuôi không đảm bảo điều kiện kỹ thuật theo quy định, thường xuyên bị dịch bệnh chỉ nên thả nuôi một vụ trong năm, thời gian thả giống trong tháng 4/2014 để hạn chế dịch bệnh.

Năm 2013, công tác thú y được tăng cường, nhất là công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, long mồm lở móng trên gia súc, bệnh tai xanh trên heo... Trong năm, trên đàn gia súc, gia cầm có xuất hiện các loại bệnh thông thường như: đậu, e.coli, tiêu chảy, viêm phổi, phó thương hàn, tụ huyết trùng..., nhưng không xảy ra dịch bệnh lớn.

Ông Phạm Công Kiệt (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) là một nông dân chuyên nuôi gà ta với quy mô công nghiệp, nhưng lại chọn hướng chăn nuôi di động. Trang trại của ông rất đơn giản, thường là khu vườn tràm rộng lớn được quây lưới xung quanh.

Không chỉ có giá vài trăm nghìn đồng như các loại gà bình thường khác, để mua được một chú gà người mua phải bỏ ra tiền triệu, thậm chí cả chục triệu đồng. Mặc dù có giá “chát” như vậy, nhưng gà Đông Tảo năm nay vẫn đắt hàng, đặc biệt vào cuối năm.