Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản

Tiếp Vốn Cho Nông Dân Nuôi Thủy Sản
Ngày đăng: 24/05/2012

Thông qua Dự án Nuôi thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (do T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Nam Định thực hiện), 26 hộ dân vùng ven biển xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã được tiếp vốn để nuôi tôm.

Những năm gần đây, do cách nuôi truyền thống không còn phù hợp nên tôm thường chết nhiều, năng suất không cao. Việc tiếp cận được nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) với lãi suất thấp là động lực để các hộ nông dân ở Hải Đông mở rộng quy mô, thay đổi phương thức nuôi thuỷ sản.

Mở rộng quy mô sản xuất

Các hộ được tiếp vốn dự án lần này đều có kinh nghiệm nhiều năm nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn. Anh Nguyễn Văn Cường là một trong những hộ đầu tiên ở xã Hải Đông thực hiện chuyển đổi từ ruộng làm muối sang đào ao nuôi tôm. Do nuôi theo cách thủ công và thiếu kinh nghiệm nên 3 vụ đầu tiên tôm chết nhiều, số tiền thu lại chẳng được bao nhiêu.

Muốn duy trì nghề nuôi tôm nhưng anh Cường chẳng biết vay tiền ở đâu. Anh cho biết: “Vay ngân hàng phải thể chấp tài sản, lãi suất lại cao nên tôi chẳng dám vay. May vừa rồi được vay 25 triệu đồng vốn ưu đãi của Quỹ HTND, tôi dồn vào mua thức ăn công nghiệp cho tôm nuôi, mở rộng ao thả và xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định. Năm nay, tôi không còn lo tôm bị chết nữa”.

Còn anh Đỗ Văn Tiến nuôi tôm đã 4 năm mà diện tích ao mới chỉ có 500m2, 600m2 còn lại là ruộng muối. Vì chưa có tiền để chuyển đổi ruộng muối thành ao nên việc nuôi tôm của anh gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Anh đã chạy vạy nhiều nơi nhưng đều không vay được vốn. Được Quỹ HTND cho vay 25 triệu đồng, anh Tiến đã đào thêm ao, mua thêm tôm giống, mở rộng quy mô chăn nuôi.

“Vay vốn bên ngoài lúc này không dễ. Tivi, đài, báo nói là Nhà nước hạ trần lãi suất huy động thì lãi suất cho vay sẽ giảm. Tôi lên huyện hỏi thì lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại vẫn cao. Làm nông nghiệp, lợi nhuận không cao, rủi ro lớn nên Nhà nước cần có dòng vốn ưu đãi như nguồn Quỹ HTND cho ND vay là cần thiết” - anh Tiến tâm sự.

Được Quỹ HTND tiếp vốn, nhiều hộ nông dân ở xã Hải Đông đã có tiền chuyển đổi từ ruộng muối sang đào ao nuôi thủy sản, chuyển đổi từ cách nuôi thủ công sang nuôi công nghiệp, mang lại năng suất cao hơn.

Hình thành Câu lạc bộ nuôi tôm

Với đường bờ biển dài 9km, xã Hải Đông có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản. Hiện người dân trong xã có 4 nghề chính là chăn nuôi gia súc - gia cầm, làm muối, trồng lúa và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Trong đó khai thác và nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao nhất, chiếm 40% tổng thu nhập của toàn xã.

Trước đây các hộ nuôi thủy sản theo hướng tự phát, ít khi tham khảo hay trao đổi kinh nghiệm với nhau. Với việc cho vay vốn Quỹ HTND thông qua Dự án Nuôi trồng thủy sản, các hộ vay vốn đã tập hợp lại thành nhóm theo sở thích. Ông Đỗ Văn Kinh - Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông cho biết: “Ngoài trao đổi thông tin với nhau về giá thức ăn, phòng dịch bệnh, hàng tháng các hộ còn tham gia dự án họp kiểm đếm tiến độ đầu tư của từng hộ, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi...”.

Anh Phạm Văn Quang chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề nuôi tôm đã gần chục năm. Nhu cầu về sản phẩm tôm trên thị trường ngày càng lớn, nhận thấy mình nuôi không đạt hiệu quả, tôi đã đăng ký tham gia Câu lạc bộ nuôi tôm của xã. Tham gia Câu lạc bộ nuôi tôm, tôi được vay vốn ưu đãi của Quỹ HTND, hàng tuần, được học những kinh nghiệm nuôi tôm mới, theo đúng hướng dẫn khoa học”.

Nhận xét về mô hình này, ông Nguyễn Hùng Mạnh - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Nam Định cho hay: "Các hộ được vay vốn thành lập một tổ trao đổi với nhau kinh nghiệm, góp phần giảm chi phí sản xuất. Trên cơ sở nhóm ngành nghề, họ sẽ liên kết với các nhà khoa học để được hướng dẫn phương pháp nuôi thủy sản cho đúng kỹ thuật”.

Có thể bạn quan tâm

Kiểm Dịch Thực Vật Trước Khi Nhập Khẩu Vào Việt Nam Kiểm Dịch Thực Vật Trước Khi Nhập Khẩu Vào Việt Nam

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015, thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/8/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành.

17/09/2014
Nông Dân Đức Minh Tập Trung Chăm Sóc Cà Phê Nông Dân Đức Minh Tập Trung Chăm Sóc Cà Phê

Anh Dương Văn Trung, ở thôn Thanh Lâm có hơn 2,5 ha cà phê chia sẻ: “Áp dụng phương châm bón phân đúng loại, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm nên ngay từ đầu mùa mưa, gia đình tôi đã lựa chọn những hãng phân có chất lượng, uy tín cao trên thị trường để bón cho cây.

17/09/2014
Giá Bồi Thường Cây Trồng Trên Địa Bàn Tỉnh Cần Sớm Xây Dựng, Ban Hành Mới Cho Phù Hợp Hơn Giá Bồi Thường Cây Trồng Trên Địa Bàn Tỉnh Cần Sớm Xây Dựng, Ban Hành Mới Cho Phù Hợp Hơn

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn thư khiếu kiện với nội dung liên quan đến đền bù, hỗ trợ cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất. Người dân cho rằng khung giá mà Nhà nước đưa ra đối với một số loại cây trồng hiện nay là chưa thực sự phù hợp với giá trị thực tế trong từng giai đoạn.

17/09/2014
Tả Phìn Khai Thác Hiệu Quả Quỹ Đất Sản Xuất Lương Thực Tả Phìn Khai Thác Hiệu Quả Quỹ Đất Sản Xuất Lương Thực

Hiện nay, 8/10 bản có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nước sinh hoạt. Địa phương có lợi thế nguồn lao động dồi dào, an ninh trật tự tốt, nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất cây trồng, vật nuôi thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 58%.

17/09/2014
Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu Cựu Thanh Niên Xung Phong Nỗ Lực Làm Giàu

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

17/09/2014