Tiếp Vốn Cho Doanh Nghiệp Đầu Tư Nông, Lâm Nghiệp

Đó là Quỹ Xúc tiến đầu tư nông lâm nghiệp (APIF) thuộc Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp ở Bắc Kạn (3PAD).
Quỹ nhằm mở rộng, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, hướng tới cải thiện sinh kế, giảm nghèo một cách bền vững và công bằng, mang lại những đổi thay tích cực trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Với tổng vốn 2 triệu USD, sau hơn 2 năm triển khai Quỹ APIF tại tỉnh Bắc Kạn, đến nay đã có 11 doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng vốn với tổng mức đầu tư gần 90 tỷ đồng, trong đó kinh phí tài trợ từ Quỹ APIF là gần 32 tỷ đồng. Các dự án được tài trợ từ quỹ này đã và đang có những tác động đáng kể đến doanh nghiệp và người dân trong các huyện thuộc dự án và vùng lân cận.
Công ty cổ phần Quang Minh với Nhà máy Miến dong Tân Sơn đã được quỹ hỗ trợ 5 tỷ đồng để đầu tư dây chuyền chế biến tinh bột, miến dong...
Ông Trần Hiếu Trung – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Quang Minh cho biết: Nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ APIF được chúng tôi đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty rất mong tiếp tục được hỗ trợ để nhà máy mở rộng thị trường...
Thông qua việc hỗ trợ tài chính của Quỹ APIF cho các doanh nghiệp ở Bắc Kạn, riêng năm 2013, đã có gần 1.300 hộ được hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi; gần 1.700 hộ được tập huấn về khoa học kỹ thuật; số hộ được bao tiêu sản phẩm là hơn 1.620.
Cũng qua hơn 2 năm triển khai quỹ này, đã có 7.400 lao động được tạo việc làm. Quỹ còn góp phần nâng cao năng lực cho người dân trong việc tổ chức sản xuất cũng như làm việc với doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường. Các hạng mục được đầu tư từ nguồn kinh phí của Quỹ APIF đã phát huy hiệu quả khá, từ đó năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt, thị trường đầu ra của doanh nghiệp ngày càng được củng cố, mở rộng…
Có thể bạn quan tâm

Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.

Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.

Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.

Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.