Tiếp Vốn Cho Doanh Nghiệp Đầu Tư Nông, Lâm Nghiệp

Đó là Quỹ Xúc tiến đầu tư nông lâm nghiệp (APIF) thuộc Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp ở Bắc Kạn (3PAD).
Quỹ nhằm mở rộng, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, hướng tới cải thiện sinh kế, giảm nghèo một cách bền vững và công bằng, mang lại những đổi thay tích cực trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Với tổng vốn 2 triệu USD, sau hơn 2 năm triển khai Quỹ APIF tại tỉnh Bắc Kạn, đến nay đã có 11 doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng vốn với tổng mức đầu tư gần 90 tỷ đồng, trong đó kinh phí tài trợ từ Quỹ APIF là gần 32 tỷ đồng. Các dự án được tài trợ từ quỹ này đã và đang có những tác động đáng kể đến doanh nghiệp và người dân trong các huyện thuộc dự án và vùng lân cận.
Công ty cổ phần Quang Minh với Nhà máy Miến dong Tân Sơn đã được quỹ hỗ trợ 5 tỷ đồng để đầu tư dây chuyền chế biến tinh bột, miến dong...
Ông Trần Hiếu Trung – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Quang Minh cho biết: Nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ APIF được chúng tôi đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty rất mong tiếp tục được hỗ trợ để nhà máy mở rộng thị trường...
Thông qua việc hỗ trợ tài chính của Quỹ APIF cho các doanh nghiệp ở Bắc Kạn, riêng năm 2013, đã có gần 1.300 hộ được hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi; gần 1.700 hộ được tập huấn về khoa học kỹ thuật; số hộ được bao tiêu sản phẩm là hơn 1.620.
Cũng qua hơn 2 năm triển khai quỹ này, đã có 7.400 lao động được tạo việc làm. Quỹ còn góp phần nâng cao năng lực cho người dân trong việc tổ chức sản xuất cũng như làm việc với doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường. Các hạng mục được đầu tư từ nguồn kinh phí của Quỹ APIF đã phát huy hiệu quả khá, từ đó năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt, thị trường đầu ra của doanh nghiệp ngày càng được củng cố, mở rộng…
Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm nhưng gia đình bà vẫn ở căn nhà vách gỗ, nền đất. Bà bảo thích ở như vậy cho thoải mái. Nhưng qua câu chuyện, chúng tôi biết ước mơ của bà rất lớn. Đó là đầu tư cho sản phẩm của mình để được xuất sang thị trường nước ngoài.

Người đi đầu trong việc đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng thử nghiệm tại huyện Vĩnh Linh là anh Nguyễn Văn Quang ở tại thôn Tân Thủy (xã Vĩnh Thủy).

Mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Thu, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) xuất bán khoảng 3.000 tấn lợn hơi, 2.000 con lợn giống và hàng chục tấn cá, lãi hơn 2 tỷ đồng.

Ngày 25.9, theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, sau 4 vụ trồng khảo nghiệm, đơn vị đã xác định 3 giống lúa GSR50, GSR38 và GSR90 có tính chống chịu mặn cao, sẽ đưa vào sản xuất đại trà trên 600ha ruộng nhiễm mặn ven biển của tỉnh.

Hiện nay, tại các xã vùng sâu vùng xa huyện Lục Nam, đang vào mùa dẻ chín. Người dân rất mừng vì sản phẩm được thương nhân ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh thu mua tại chỗ, có đến đâu bán hết đến đó, đầu vụ, giá 50.000 đồng/kg, giữa vụ 25.000 – 30.000 đồng/kg.