Tiếp Tục Phát Triển Chuỗi Liên Kết Sản Xuất, Tiêu Thụ Xoài Và Ca Cao

Chiều 30-7, tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ và kế họach triển khai liên kết sản xuất - tiêu thụ xoài và ca cao, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết, tỉnh và các địa phương sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết này.
Theo đó, tỉnh sẽ làm việc với các doanh nghiệp và bà con nông dân phát triển vùng nguyên liệu, chế biến cho 2 loại cây trồng nói trên và giao các địa phương làm đầu mối trong viêc xây dựng liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân.
Cụ thể, đối với cây xoài, tỉnh sẽ giao cho Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) xây dựng đề án liên kết giữa doanh nghiệp với Hợp tác xã Xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) và các địa phương có diện tích xoài lớn của tỉnh để xuất khẩu trái xoài tươi và các sản phẩm xoài sau chế biến. Trong đó, các nội dung cần tập trung là giải pháp về nguồn vốn, đầu tư công nghệ sơ chế, chế biến và liên kết nông dân xây dựng vùng nguyên liệu…
Riêng đối với việc xây dựng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cây ca cao, đại diện Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) cho biết, năm 2013, tổng sản lượng trái ca cao tươi mà doanh nghiệp thu mua được tại 3 huyện: Định Quán, Tân Phú, Thống Nhất là 625 tấn. Hiện doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào khâu chế biến các sản phẩm từ ca cao, như: rượu, bột, socola…, với dây chuyền chế biến chỉ mới đạt 30% công suất so với nhu cầu nguyên liệu đã lên đến 3.600 tấn trái tươi/năm.
Mục tiêu của doanh nghiệp sắp tới là tiếp tục liên kết với nông dân để mở rộng nguồn nguyên liệu ca cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất...
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Đà Lạt đã quen “thâm canh” rau với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đạt năng suất tối đa. Bởi vậy, khi quay trở lại cách trồng rau kiểu “các cụ” - trồng rau theo hướng hữu cơ - họ đã phải thay đổi rất nhiều trong tư duy và trong thói quen. Làm sao để sản xuất ra những cây rau thương phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, người nông dân, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được đặt ra khi Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện mô hình Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ tại thành phố Đà Lạt.

Ông Đặng Phúc, Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên cho biết, với 22ha đất sản xuất lúa 2 vụ tại 2 trại giống ở Hòa An (Phú Hòa) và Hòa Đồng (Tây Hòa), mỗi năm, đơn vị cung ứng cho thị trường hơn 220 tấn lúa giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng.

Những cuối tháng 10, nông dân xã Vũ An (Kiến Xương) tấp nập làm đất, bón phân, đánh rạch trồng khoai tây. Không ai bảo ai nhưng ai cũng có một mong ước chung là “mưa thuận gió hòa” thu hoạch trước tết để bán được giá cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.

Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.