Tiếp Tục Phát Triển Chuỗi Liên Kết Sản Xuất, Tiêu Thụ Xoài Và Ca Cao

Chiều 30-7, tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ và kế họach triển khai liên kết sản xuất - tiêu thụ xoài và ca cao, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết, tỉnh và các địa phương sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết này.
Theo đó, tỉnh sẽ làm việc với các doanh nghiệp và bà con nông dân phát triển vùng nguyên liệu, chế biến cho 2 loại cây trồng nói trên và giao các địa phương làm đầu mối trong viêc xây dựng liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân.
Cụ thể, đối với cây xoài, tỉnh sẽ giao cho Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (Dofico) xây dựng đề án liên kết giữa doanh nghiệp với Hợp tác xã Xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc) và các địa phương có diện tích xoài lớn của tỉnh để xuất khẩu trái xoài tươi và các sản phẩm xoài sau chế biến. Trong đó, các nội dung cần tập trung là giải pháp về nguồn vốn, đầu tư công nghệ sơ chế, chế biến và liên kết nông dân xây dựng vùng nguyên liệu…
Riêng đối với việc xây dựng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cây ca cao, đại diện Công ty TNHH ca cao Trọng Đức (huyện Định Quán) cho biết, năm 2013, tổng sản lượng trái ca cao tươi mà doanh nghiệp thu mua được tại 3 huyện: Định Quán, Tân Phú, Thống Nhất là 625 tấn. Hiện doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào khâu chế biến các sản phẩm từ ca cao, như: rượu, bột, socola…, với dây chuyền chế biến chỉ mới đạt 30% công suất so với nhu cầu nguyên liệu đã lên đến 3.600 tấn trái tươi/năm.
Mục tiêu của doanh nghiệp sắp tới là tiếp tục liên kết với nông dân để mở rộng nguồn nguyên liệu ca cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất...
Có thể bạn quan tâm

Với nhiều hàng rào kỹ thuật mà các nước nhập khẩu đề ra ngày càng cao, ngành cá tra Việt Nam đang chủ động hướng tới sản xuất bền vững.

Hơn một tuần sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, đến thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương (Đà Nẵng), chúng tôi biết được người nông dân nơi đây có nguồn thu nhập cao nhờ vào nuôi cá nước ngọt, từ 100 triệu đồng/500m2 đến 2 tỷ đồng/ha.

Các cơ sở chế biến nội địa phát triển ổn định, sản phẩm chế biến phong phú, đa dạng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 1-2014 ước đạt gần 7 triệu USD; một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu chính ngạch như: Surimi, tôm đông lạnh...

Siêng năng, kiên trì gắn bó với nghề nuôi dê đã trên 10 năm, giờ đây kinh tế gia đình của anh Nguyễn Hồng Phước (ấp Lợi A, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) đã khấm khá hơn trước nhiều.

Huyện Ba Tri có đàn bò lớn nhất tỉnh Bến Tre. Nghề nuôi bò ở Ba Tri được xem là kinh tế chủ lực của hàng ngàn hộ nông dân nơi đây. Chính vì vậy, nghề nuôi bò được người dân chú trọng, bà con luôn tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào chăn nuôi để đem về giá trị kinh tế cao cho gia đình.