Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp Sức Người Trồng Gừng

Tiếp Sức Người Trồng Gừng
Ngày đăng: 26/06/2012

Với 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho 23 hộ ND ở phường Thủy Biều, thành phố Huế vay để thực hiện dự án trồng gừng trong bao.

Thủy Biều vốn là vùng đất thấp trũng nên việc trồng gừng trong bao rất thuận lợi.

Bà Lệ kiểm tra chất lượng củ gừng.

Vốn đến đúng lúc

Gia đình bà Võ Thị Túy Lệ ở tổ 5, khu vực Đông Phước 2, là người tiên phong chuyển đổi một phần diện tích trồng gừng trong đất sang trồng trong bao. Bà Lệ tâm sự: "Gia đình tôi chuyên chế biến nước mắm, làm ruốc. Tôi muốn trồng gừng nhưng thiếu vốn, chưa biết vay ở đâu thì được Quỹ HTND cho vay. Đây là cơ hội để tôi mở rộng diện tích trồng gừng cung cấp cho thị trường".

Cũng như bà Lệ, ông Võ Văn Khảm - Tổ trưởng tổ vay vốn chia sẻ: Năm 2011, gia đình ông trồng 2.000 bao gừng, trồng 6 tháng thu hoạch, thu lãi gần 30 triệu đồng. Ông Khảm cho biết: Ưu điểm của trồng gừng trong bao là cho hiệu quả kinh tế khá cao. Mỗi năm có thể chủ động trồng 2 vụ, mỗi vụ trồng khoảng 6-7 tháng, nếu thực hiện theo đúng kỹ thuật thì năng suất trung bình khi thu hoạch hơn 1kg gừng/bao.

"Tôi đang thiếu vốn để trồng thêm 2.000 bao gừng thì được quỹ HTND cho vay 15 triệu đồng trong 24 tháng, lãi suất chỉ 0,8%, đây là dịp để gia đình tôi tăng thêm thu nhập”-ông Khảm vui mừng nói.

Anh Hoàng Ngọc Cần, khu vực Trường Đá, một trong những hộ tham gia tổ liên kết trồng gừng trong bao, cho biết: "Trước đây, nhà tôi làm ruộng và chăn nuôi. Thấy mô hình trồng gừng có hiệu quả cao, tôi đăng ký vay Quỹ HTND, tham gia tổ liên kết trồng gừng của phường Thủy Biều. Tuy vụ trồng gừng này là đầu tiên nhưng tôi thấy trồng gừng ít rủi ro như chăn nuôi và không cần nhiều diện tích đất.

Tạo đà làm ăn

Được Quỹ HTND tiếp vốn, nhiều hộ ND ở phường Thủy Biều đã có điều kiện mở rộng diện tích trồng gừng, chuyển đổi từ trồng gừng trên đất sang trồng trong bao, mang lại năng suất cao hơn.

Bà Tôn Nữ Quỳnh Tương- Chủ tịch Hội ND phường Thủy Biều cho biết: “Dự án trồng gừng có 23 hội viên tham gia, và được Quỹ HTND T.Ư Hội (thông qua Hội ND tỉnh) cho vay tổng số tiền 300 triệu đồng. Hộ vay thấp nhất 10 triệu đồng, cao nhất là 30 triệu đồng, thời gian vay 24 tháng, lãi suất 0,8%/năm. Đây là cơ hội để ND phát triển kinh tế tăng thu nhập cho gia đình.

“Thời gian tới, Hội ND phường Thủy Biều tiếp tục huy động các nguồn lực, xây dựng Quỹ HTND để nhiều hộ nghèo được tiếp vốn phát triển sản xuất”.

Bà Tôn Nữ Quỳnh Tương

Ông Khảm cho biết: Trước khi giải ngân, Hội ND phường Thủy Biều tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng gừng trong bao cho 23 hộ này. Các hộ trong tổ vay vốn thống nhất 2 tháng sinh hoạt 1 lần để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc gừng và định kỳ trả nợ đúng quy định.

Bên cạnh nguồn vốn của T.Ư Hội, Hội ND phường Thủy Biều cũng tích cực vận động xây dựng Quỹ HTND. Tính đến tháng 6.2012, Hội ND phường đã vận động hơn 10 triệu đồng xây dựng Quỹ HTND, với 10 hộ vay. Được hỗ trợ vốn kịp thời, các hộ đã ổn định sản xuất và trở thành nhân tố tích cực trong phát triển kinh tế ở địa phương. Năm 2011, phường Thủy Biều có 80 hộ ND đạt danh hiệu SXKD giỏi.

Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Từ Những Giống Ớt Mới Triển Vọng Từ Những Giống Ớt Mới

Nhằm nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và hướng đến thị trường, dự án BĐKH, thuộc Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (Trường Đại học Nông lâm Huế) đã nghiên cứu và tiến hành xây dựng mô hình trồng ớt giống mới với diện tích 13 ha tại 3 xã dự án là Triệu Giang, Triệu Vân (huyện Triệu Phong) và Hải Quế (huyện Hải Lăng, Quảng Trị).

23/06/2014
Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân Miền Bắc Được Mùa Vụ Đông Xuân

Vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 vừa qua ở các tỉnh thành phía Bắc được coi là một trong những vụ khó khăn nhất. Thời tiết bất thuận, sâu bệnh bùng phát trên diên rộng, tuy nhiên hầu hết các địa phương đều thắng lợi lớn cả về năng suất và sản lượng.

29/05/2014
2.500 Héc-Ta Lúa Hè Thu Nhiễm Sâu Bệnh 2.500 Héc-Ta Lúa Hè Thu Nhiễm Sâu Bệnh

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết, đến cuối tháng 5-2014, trên 2.500 héc-ta lúa hè thu của huyện nhiễm các loại sâu bệnh, nhiều nhất là bù lạch (1.510 héc-ta), sâu cuốn lá (400) và có 362 héc ta lúa bị chuột cắn phá…

29/05/2014
Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Lạc Được Mùa, Không Lo Ép Giá Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Lạc Được Mùa, Không Lo Ép Giá

Xác định lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Chiêm Hóa đã khuyến khích bà con tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới... nhờ đó, diện tích lạc của huyện không ngừng được mở rộng trong những năm gần đây.

23/06/2014
Thanh Long Việt Nam Xuất Khẩu Sang New Zealand Thanh Long Việt Nam Xuất Khẩu Sang New Zealand

Ngày 28-5, tại Hà Nội, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning và Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ông Nguyễn Xuân Hồng, đã ký kết Chương trình đảm bảo chính thức để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand. Lãnh đạo từ Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao của Việt Nam cũng tham gia chứng kiến lễ ký.

29/05/2014