Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiên Kiên (Lâm Thao) được mùa lúa tái sinh

Tiên Kiên (Lâm Thao) được mùa lúa tái sinh
Ngày đăng: 14/07/2015

Trên cánh đồng Tộc rộng hơn 10ha, không khí thu hoạch lúa tái sinh của bà con cũng khẩn trương, rộn ràng chẳng kém khi gặt lúa chiêm xuân. Ai nấy đều vui mừng phấn khởi bởi vẫn chân ruộng ấy, không mất công cấy hái, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, chỉ đầu tư thêm một yến phân bón NPK mà sau một tháng rưỡi đã được thu hoạch, năng suất bình quân đạt 90 kg/sào, có nơi năng suất lên đến 1,2 tạ/sào. Thoăn thoắt bó từng bó lúa vàng óng, trĩu bông, bà Nguyễn Thị Nguyệt ở khu 1 phấn khởi cho biết: Làm lúa tái sinh rất thuận lợi, vừa nhàn lại vừa cho thu nhập cao vì không mất công cày bừa, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại, chỉ gặt xong thì bón phân và thu hoạch, năng suất lúa cũng đảm bảo.

Vụ chiêm xuân vừa qua, toàn xã Tiên Kiên gieo cấy trên 190ha lúa. Để đảm bảo sản xuất lúa tái sinh trên toàn bộ diện tích, xã chỉ đạo bà con gieo cấy trà xuân muộn và sử dụng 100% các giống lúa lai, lúa chất lượng cao như GS9, Syn 6, Nhị ưu số 7, Đại dương. Xã cũng trích ngân sách hơn 100 triệu đồng trợ giá giống lúa cho người dân, đồng thời tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để việc sản xuất đạt kết quả cao nhất. Anh Trần Đắc Thành - Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Muốn sản xuất lúa tái sinh có hiệu quả điều quan trọng trước hết là phải quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống lúa, đồng thời áp dụng chặt chẽ các quy trình kỹ thuật thâm canh cải tiến SRI. Thực tế ở xã Tiên Kiên, quy trình sản xuất được chỉ đạo chặt chẽ, bà con đồng tình ủng hộ nên hiệu quả thu được là đáng kể.

Với đặc thù xã miền núi như ở Tiên Kiên, việc tưới tiêu trong nông nghiệp  khó khăn, gần như phụ thuộc vào thiên nhiên thì sản xuất lúa tái sinh đang là giải pháp thích hợp để đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao giá trị thu nhập cho người nông dân. Ngay sau khi thu hoạch lúa tái sinh, xã chỉ đạo bà con khẩn trương cày bừa, làm đất và chuẩn bị cho gieo cấy vụ mùa, đảm bảo trong khung lịch thời vụ và phấn đấu gieo cấy đạt chỉ tiêu kế hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn Bình Thuận chuyển dịch chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn

Theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/4/2015, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có trên 254 ngàn con, tăng 3,26% so cùng thời điểm năm 2014. Đàn heo tăng chủ yếu ở Hàm Tân và Đức Linh, đây là 2 địa phương có quy mô nuôi khá lớn, chủ yếu là loại hình chăn nuôi trang trại và gia trại (Đức Linh tăng 13,3% và Hàm Tân tăng 11,03%).

02/06/2015
Giải pháp nâng chất lượng đàn trâu Giải pháp nâng chất lượng đàn trâu

Hiện ở nhiều vùng quê, nông dân đang phát triển, nhân đàn trâu, bởi thị trường tiêu thụ khá thuận lợi. Để nâng cao hiệu quả nghề chăn nuôi trâu hàng hóa, việc đảm bảo nguồn giống chất lượng đóng vai trò quan trọng nhằm tăng sản lượng thịt. Đây là yêu cầu cấp thiết cho nghề chăn nuôi trâu phát triển bền vững.

02/06/2015
Bình Định đầu tư dự án chăn nuôi chất lượng cao Bình Định đầu tư dự án chăn nuôi chất lượng cao

UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương và giới thiệu địa điểm đầu tư Dự án Chăn nuôi bò giống và bò thịt trên địa bàn tỉnh do Công ty Cổ phần Đầu tư chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư.

02/06/2015
Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học Nuôi thử nghiệm giống vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi vịt xiêm Pháp theo hướng an toàn sinh học, sử dụng đệm lót Balasa, với quy mô 500 con vịt xiêm Pháp, tại 5 huyện Giá Rai, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Hồng Dân.

02/06/2015
Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng Nuôi tôm hùm ở Lý Sơn hiệu quả nhưng cần thận trọng

Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.

02/06/2015