Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Hải (Thái Bình) Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm

Tiền Hải (Thái Bình) Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm
Ngày đăng: 14/06/2014

Tính đến ngày 5/6, tại các xã Ðông Minh, Ðông Hải (Tiền Hải - Thái Bình) đã có 157 hộ nuôi tôm phát hiện thấy có hiện tượng tôm chết trong ao với tổng diện tích 18,232ha, số lượng 4,165 triệu con. Tuy tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp.

Dịch bệnh trên tôm bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 4 tại các xã Ðông Minh, Ðông Hải (Tiền Hải). Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh được xác định là do tình hình thời tiết diễn biến bất thuận, nắng nóng kéo dài, việc cải tạo ao đầm chưa thực hiện nghiêm túc theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, một số hộ mua con giống chưa qua kiểm dịch về nuôi thả.

Nhằm hạn chế tình trạng tôm chết, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y huyện Tiền Hải đã tăng cường huy động cán bộ kỹ thuật xuống nắm bắt tình hình, xác định nguyên nhân và hướng dẫn người dân khẩn trương áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Kịp thời báo cáo lên cơ quan cấp trên, thực hiện triệt để các biện pháp phòng chống dịch bệnh do Chi cục Thú y hướng dẫn.

Ông Phạm Văn Lý, Chi cục phó Chi cục Thú y cho biết: Ngay sau khi có diễn biến dịch bệnh, Chi cục Thú y và Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm thú y hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy tập trung hướng dẫn các hộ nuôi tôm các biện pháp xử lý dịch bệnh, thu gom xác tôm chết thường xuyên để tiêu hủy; giữ nguyên mực nước trong ao nuôi, không xả nước ao nuôi bị bệnh ra ngoài môi trường chung, kịp thời cấp phát, xử lý hóa chất tiêu diệt mầm bệnh.

Chủ động giám sát, phát hiện và khai báo dịch sớm để có biện pháp khoanh vùng dập dịch ngay trong diện hẹp. Với những ao có tỷ lệ tôm chết cao, không còn khả năng khắc phục, tiến hành tiêu hủy toàn bộ ao tôm bị nhiễm bệnh bằng hóa chất Chlorine, giữ nguyên nước trong ao sau hơn 10 ngày mới tháo nước ra ngoài để thả lại tôm theo đúng quy trình.

Theo ông Ðặng Thế Hùng, cán bộ thủy sản xã Ðông Minh (Tiền Hải): Tính đến ngày 4/6, xã đã phát hiện tôm bị bệnh tại 232 ao thuộc 3 thôn trên diện tích 12,39ha. UBND xã đã cùng HTX Dịch vụ Hải Châu hướng dẫn bà con thực hiện đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn dịch, liên tục giám sát chặt chẽ diễn biến của bệnh dịch, báo cáo tình hình lên các cơ quan cấp trên theo đúng quy định phòng chống dịch vào 15 giờ chiều hàng ngày.

Huy động nguồn hóa chất, vôi bột của người nuôi để xử lý dịch bệnh vùng nuôi, kịp thời hỗ trợ hóa chất cho các hộ có dịch, hiện tại xã đã xử lý 3.800kg hóa chất Chlorine (nồng độ 30ppm) trên diện tích 166.194m2. Trong những ngày gần đây, bệnh dịch không phát sinh mới, tình hình dịch bệnh đang được khống chế.

Ông Nguyễn Văn Mương, thôn Ngải Châu, xã Ðông Minh (Tiền Hải) thả nuôi tôm 4 ao thì 3 ao bị bệnh dịch, ông chia sẻ: “Ngay sau khi phát hiện ao nuôi bị dịch, tôi đã kịp thời làm theo hướng dẫn của cán bộ xã, xử lý hóa chất trên diện tích ao tôm bị bệnh theo đúng quy trình khử độc phòng bệnh dịch. Cán bộ thủy sản xã cùng cán bộ HTX Dịch vụ Hải Châu đã tận tình theo sát động viên, kịp thời hỗ trợ và hướng dẫn xử lý hóa chất Chlorine. Hiện tại, tôi bắt đầu nuôi thả lứa mới theo hướng dẫn”.

Hiện nay, mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát và có chiều hướng giảm, tuy nhiên nếu các địa phương không xử lý thu dọn xác tôm chết triệt để, không kịp thời xử lý hóa chất tại các ao có tôm bị bệnh và kênh mương vùng nuôi tôm theo hướng dẫn thì nguy cơ phát tán, lây lan dịch bệnh cho các ao nuôi tôm khác trong vùng và lây sang các xã có nuôi tôm khác là rất cao.


Có thể bạn quan tâm

Những Mô Hình Chăn Nuôi Tổng Hợp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Những Mô Hình Chăn Nuôi Tổng Hợp Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.

07/07/2014
Vú Sữa Đầu Vụ Mất Mùa, Rớt Giá Vú Sữa Đầu Vụ Mất Mùa, Rớt Giá

Hiện tại, nhiều nhà vườn trồng vú sữa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang bước vào thời điểm thu hoạch vú sữa đầu vụ. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước, hiện người dân đang hái vú sữa trong nỗi lo về năng suất giảm và giá bán đang tuột dốc.

02/12/2014
Quang Bình Thực Hiện Nhiều Diện Tích Cánh Đồng Mẫu Để Tăng Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng Quang Bình Thực Hiện Nhiều Diện Tích Cánh Đồng Mẫu Để Tăng Năng Suất, Sản Lượng Cây Trồng

Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.

07/07/2014
Vườn Dâu Ba Tầng Ven Hồ Mê Linh Vườn Dâu Ba Tầng Ven Hồ Mê Linh

Dâu tây trồng trong nhà kính, trên giá thể không còn là chuyện lạ với người dân Đà Lạt. Nhưng vườn dâu nhà anh Nguyễn Đức Mai, số 9 Ngô Văn Sở, Đà Lạt vẫn rất được chú ý bởi thay vì trồng một tầng, anh Mai đã tạo ra một vườn dâu có ba tầng, tăng mật độ dâu trên cùng một diện tích đất.

02/12/2014
Nông Dân Lo Đầu Ra Sản Phẩm Nông Dân Lo Đầu Ra Sản Phẩm

Trước những tin đồn thất thiệt về việc Trung Quốc sẽ đóng một số cửa khẩu giao thương với Việt Nam, nhiều nông dân đang “ngồi trên đóng lửa”, lo ngại nông sản làm ra sẽ khó tiêu thụ. Nhiều người đang có ý định đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, nay phải tạm dừng chờ thông tin mới từ thị trường…

07/07/2014