Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang Xuất Khẩu Thủy Sản Đang Ấm Dần

Tiền Giang Xuất Khẩu Thủy Sản Đang Ấm Dần
Ngày đăng: 21/03/2014

Sau một thời gian dài trầm lắng, những ngày đầu năm 2014 xuất khẩu (XK) thủy sản của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang có dấu hiệu ấm dần lên. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi sau một thời gian dài XK khó khăn đã dẫn đến tồn kho lớn, DN phải cắt giảm công suất và thực hiện nhiều giải pháp tiết giảm chi phí khác.

Thông tin XK ấm lên đã được lãnh đạo các DN trong ngành chế biến thủy sản XK trên địa bàn tỉnh chia sẻ. Bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Sông Tiền (Sotico) cho biết, nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường truyền thống có nhích lên, tuy chưa nhiều, nhưng mang lại tín hiệu lạc quan hơn.

Những tháng đầu năm 2014, trung bình mỗi tháng công ty XK khoảng 40 containers, dự kiến năm 2014 công ty đạt khoảng 20 triệu USD. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ thực sự không đáng lo bằng chính ở thị trường trong nước. Tình trạng mua cá nguyên liệu giá cao, nhưng giá XK lại thấp dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Chính điều này tác động đến giá XK theo chiều hướng giảm xuống, hiệu quả của các DN không cao.

Đánh giá thêm về thực trạng XK thủy sản hiện tại, ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng cho rằng, thị trường tiêu thụ có khởi sắc, giá bán tăng được khoảng 2%. Tuy vậy, DN chế biến thủy sản XK lại đang đối diện với rất nhiều khó khăn khác. Đó là, dù giá XK có tăng, nhưng vẫn chưa phù hợp với mặt bằng chung nên dẫn đến cạnh tranh nội bộ ngày càng gay gắt.

Thứ hai là việc quản lý chất lượng và vấn đề nuôi không tốt nên khủng hoảng thừa, thiếu cứ liên tục xảy ra. Hiện nay thị trường tiêu thụ khởi sắc, nhưng nguồn cá nguyên liệu lại không đủ cho các nhà máy chế biến, do giá cá nguyên liệu tăng cao, nhà máy giảm công suất hoạt động.

Để minh chứng cho thực trạng này, lãnh đạo các DN chế biến thủy sản XK dẫn chứng số liệu từ Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triể nông thôn), cho thấy trong tháng 2/2014, diện tích và sản lượng cá tra tại ĐBSCL giảm nhiều so với năm trước.

Cụ thể, diện tích nuôi cá tra tại Cần Thơ còn 480 ha, giảm 8,57%; Vĩnh Long 277 ha, giảm 10%; Đồng Tháp 989 ha, giảm 4,7%. Nguyên nhân là do chất lượng con giống giảm, giá bán cá thấp hơn giá thành, trong khi giá thức ăn, thuốc,... luôn tăng. Giá cá tra nguyên liệu từ cuối tháng 2 đã tăng lên 24.000 - 24.500 đồng/kg, đảm bảo cho người nuôi có lãi.

Trên bình diện chung, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay nhu cầu nhập khẩu cá tra của các thị trường châu Âu, Mỹ,... tăng cao, nhưng sản lượng cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh, khiến DN bỏ lỡ cơ hội tăng xuất khẩu.

Ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Hùng Vương, Phó Chủ tịch VASEP khẳng định, nhiều nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL đã giảm công suất tới 50% do thiếu nguyên liệu. Chỉ những DN tự nuôi, chủ động được nguyên liệu mới duy trì được sản xuất.

Theo VASEP, nguyên nhân là do sản lượng cá tra nuôi trong dân giảm tới 60% so với năm trước, trong tháng 3/2014 chỉ có khoảng 60.000 tấn so với con số 150.000 tấn cùng thời điểm năm trước.

Còn theo số liệu của Bộ NN&PTNT, kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản cả nước tháng 2 đạt trên 2 tỷ USD, đưa giá trị XK của ngành 2 tháng đầu năm 2014 lên 4,33 tỷ USD, tăng 9,4%. Trong đó, thủy sản tiếp tục là điểm sáng, với giá trị XK ước đạt 335 triệu USD, đưa giá trị XK 2 tháng đầu năm đạt 919 triệu USD.

Mỹ vẫn duy trì được vị trí là thị trường XK thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 26,67% tổng giá trị XK. Điều này giúp các DN chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục lạc quan về những triển vọng XK trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Trồng Rau Hè Thu Đẩy Mạnh Trồng Rau Hè Thu

Đặc biệt tại các chợ nội thành Hà Nội giá rau tăng đột biến như rau cải ăn lá từ 10.000- 12.000đ/kg lên 15.000- 20.000đ/kg, dưa chuột bao tử từ 3.500đ/kg lên 8.500đ/kg, cà chua từ 6.000đ/kg lên 12.000-15.000đ/kg, rau muống từ 2.000đ/mớ lên 4.000- 5.000đ/mớ; giá rau thu mua tại ruộng cũng tăng như bí xanh tăng 2.000đ/kg, cà pháo tăng 10.000đ/kg

26/07/2011
Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm

Cây dâu, con tằm đã gắn bó với người dân xã Đắk Lua (huyện Tân Phú - Đồng Nai) gần 20 năm nay. Có thời kỳ trồng dâu, nuôi tằm ở vùng đất ngập lụt này phát triển khá mạnh.

29/06/2012
Người Coi Hội Là Nhà Người Coi Hội Là Nhà

Được chứng kiến những việc làm ý nghĩa của ông Hoàng Văn Lân - Chủ tịch Hội ND xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa), chúng tôi mới hiểu vì sao ông được ND nơi đây quý mến.

24/06/2012
Nuôi Chim Cút Kết Hợp Ao, Vườn Đạt Hiệu Quả Cao Nuôi Chim Cút Kết Hợp Ao, Vườn Đạt Hiệu Quả Cao

Chị Lê Kim Phụng, ngụ ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành là một trong những người theo nghề nuôi cút đầu tiên ở xã. Sau 7 năm gầy dựng thành đàn và mở rộng quy mô, cộng với học tập từ những điểm sản xuất giống và các lớp kỹ thuật của Hội Nông dân tổ chức, đến nay, chị đã làm chủ trại cút trên 100 chuồng với 16.000 con, đem lại nguồn thu nhập hàng tháng hơn 15 triệu đồng.

16/01/2012
Tôm Hùm Nuôi Chết Hàng Loạt Tôm Hùm Nuôi Chết Hàng Loạt

Mấy ngày nay, vùng nuôi tôm hùm ở xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu tôm bị chết hàng loạt. Theo nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, có khả năng nguyên nhân gây ra tình trạng trên là vì ảnh hưởng bởi thủy triều đỏ

09/12/2011