Tiền Giang xây dựng 300ha vùng trồng chuyên canh sơri

Theo ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, địa phương đã xác định sơri là một trong những loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn và điều kiện canh tác khó khăn ở Gò Công Đông. Tỉnh phấn đấu trong những năm tới mở rộng diện tích lên 500ha, đạt sản lượng 10.000 tấn quả/năm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Để tạo điều kiện cho cây trồng đặc sản phát triển theo hướng bền vững, Tiền Giang triển khai Chương trình hỗ trợ toàn diện cây sơri; trong đó, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ thâm canh nhằm tăng năng suất và sản lượng; tuyển chọn giống tốt cho quả chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu.
Đáng chú ý, Công ty Nichirei Suco Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trái sơri tại vùng chuyên canh nhằm chế biến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Điều này đã mở ra hướng đi mới, tạo thuận lợi để trái sơri và các sản phẩm chế biến từ sơri rộng đường xuất khẩu, giúp nông dân an tâm thâm canh để đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, huyện Gò Công Đông cũng đã thành lập được Hợp tác xã sơri Gò Công Đông thu hút gần 170 hộ chuyên canh sơri.
Theo ông Huỳnh Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã sơri Gò Công Đông, mỗi năm sơri cho thu hoạch 8 đợt, năng suất 48 tấn/ha bình quân cả năm. Với giá bán khoảng 4.300 đồng/kg, nông dân đạt giá trị sản xuất trên 200 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí, người dân còn lãi từ 60 đến 80 triệu đồng/ha.
Trong năm qua, Hợp tác xã đã ký hợp đồng cung ứng 1.500 tấn quả sơri cho Công ty Nichirei Suco với giá 4.300 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá thị trường bên ngoài. Do vậy, bà con xã viên rất phấn khởi và tin vào sự hiệu quả của việc trồng sơri.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, toàn huyện Đông Giang (Quảng Nam) có hơn 450ha trồng chuối chuyên canh, trong đó hơn 300ha trồng tập trung, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, vùng ngập mặn, ven biển thuộc hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải hiện có hơn 1.000 hộ dân thả nuôi khoảng 300 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 500ha theo hình thức thâm canh.

Xã Lý Nhơn được xem là nơi sản xuất muối chiếm diện tích lớn nhất tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Những năm gần đây, nhiều nông dân xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ hình thức sản xuất muối truyền thống (trên nền đất) sang sản xuất muối sạch trên bạt (muối trải bạt).

Trang trại nuôi gà rộng 3ha của gia đình anh Dương Văn Hiệp, thôn Ba Gò, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nằm khuất sâu bên trong khu đất đồi bỏ hoang của xã.

Sản lượng cao su của tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia có thể sẽ giảm từ 6-8% do thời tiết mùa Đông năm nay (từ tháng Hai đến tháng Năm) sẽ khắc nghiệt.