Tiền Giang xây dựng 300ha vùng trồng chuyên canh sơri

Theo ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, địa phương đã xác định sơri là một trong những loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn và điều kiện canh tác khó khăn ở Gò Công Đông. Tỉnh phấn đấu trong những năm tới mở rộng diện tích lên 500ha, đạt sản lượng 10.000 tấn quả/năm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Để tạo điều kiện cho cây trồng đặc sản phát triển theo hướng bền vững, Tiền Giang triển khai Chương trình hỗ trợ toàn diện cây sơri; trong đó, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ thâm canh nhằm tăng năng suất và sản lượng; tuyển chọn giống tốt cho quả chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu.
Đáng chú ý, Công ty Nichirei Suco Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trái sơri tại vùng chuyên canh nhằm chế biến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Điều này đã mở ra hướng đi mới, tạo thuận lợi để trái sơri và các sản phẩm chế biến từ sơri rộng đường xuất khẩu, giúp nông dân an tâm thâm canh để đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, huyện Gò Công Đông cũng đã thành lập được Hợp tác xã sơri Gò Công Đông thu hút gần 170 hộ chuyên canh sơri.
Theo ông Huỳnh Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã sơri Gò Công Đông, mỗi năm sơri cho thu hoạch 8 đợt, năng suất 48 tấn/ha bình quân cả năm. Với giá bán khoảng 4.300 đồng/kg, nông dân đạt giá trị sản xuất trên 200 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí, người dân còn lãi từ 60 đến 80 triệu đồng/ha.
Trong năm qua, Hợp tác xã đã ký hợp đồng cung ứng 1.500 tấn quả sơri cho Công ty Nichirei Suco với giá 4.300 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá thị trường bên ngoài. Do vậy, bà con xã viên rất phấn khởi và tin vào sự hiệu quả của việc trồng sơri.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh Quảng Ninh đạt hơn 94.100 tấn, vượt 7% so với kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng nuôi trồng đạt 39.266 tấn tăng 15,5% so với kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh có sản lượng đứng thứ 3/10 tỉnh, thành có chung ngư trường Vịnh Bắc Bộ.

Từ năm 2014 đến nay, dịch bệnh trên cá tra đã xuất hiện tại 67 xã thuộc 19 huyện của 4 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Hậu Giang, với tổng diện tích bị bệnh trên 730 ha (chiếm 12% tổng diện tích nuôi cá tra cả nước).

Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến một năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành để bao xung quanh trên các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, loại hình nuôi này cần được sắp xếp ổn định nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện thủy.

Ngày 21-1, gia đình bà Huỳnh Thị Như Hoa (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) tổ chức lễ hạ thủy tàu cá ĐNa 90657 TS - thay thế tàu cá ĐNa 90152 bị Trung Quốc đâm chìm vào ngày 26-5-2014 khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

Tại xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), trong những ngày này, cứ tầm 7 - 8 giờ sáng hàng ngày, lần lượt các ghe máy, thuyền thúng sau một đêm “săn” THG lại cập bến. Ngư dân Nguyễn Văn Hải chỉ vào xô nhựa đang đựng nửa lằm (50 con) THG, cho biết: “Hổm rày THG xuất hiện dày ở quanh các đảo nên ai cũng trúng, có người trúng 1 - 2 lằm/đêm, còn trúng nửa lằm như tui thì đếm không xuể”.