Tiền Giang xây dựng 300ha vùng trồng chuyên canh sơri

Theo ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, địa phương đã xác định sơri là một trong những loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn và điều kiện canh tác khó khăn ở Gò Công Đông. Tỉnh phấn đấu trong những năm tới mở rộng diện tích lên 500ha, đạt sản lượng 10.000 tấn quả/năm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Để tạo điều kiện cho cây trồng đặc sản phát triển theo hướng bền vững, Tiền Giang triển khai Chương trình hỗ trợ toàn diện cây sơri; trong đó, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ thâm canh nhằm tăng năng suất và sản lượng; tuyển chọn giống tốt cho quả chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu.
Đáng chú ý, Công ty Nichirei Suco Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trái sơri tại vùng chuyên canh nhằm chế biến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Điều này đã mở ra hướng đi mới, tạo thuận lợi để trái sơri và các sản phẩm chế biến từ sơri rộng đường xuất khẩu, giúp nông dân an tâm thâm canh để đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, huyện Gò Công Đông cũng đã thành lập được Hợp tác xã sơri Gò Công Đông thu hút gần 170 hộ chuyên canh sơri.
Theo ông Huỳnh Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã sơri Gò Công Đông, mỗi năm sơri cho thu hoạch 8 đợt, năng suất 48 tấn/ha bình quân cả năm. Với giá bán khoảng 4.300 đồng/kg, nông dân đạt giá trị sản xuất trên 200 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí, người dân còn lãi từ 60 đến 80 triệu đồng/ha.
Trong năm qua, Hợp tác xã đã ký hợp đồng cung ứng 1.500 tấn quả sơri cho Công ty Nichirei Suco với giá 4.300 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá thị trường bên ngoài. Do vậy, bà con xã viên rất phấn khởi và tin vào sự hiệu quả của việc trồng sơri.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, nhiều hộ cũng dành dụm đất trồng các loại cỏ làm thức ăn cho trâu vào mùa khô. Mỗi năm nông dân xã Đắk D'rông bán cho các địa phương khác trung bình từ 300 đến 500 con nghé, 200 trâu kéo và 300-400 trâu thịt thu về hàng chục tỉ đồng.

Với khát khao vươn lên phát triển kinh tế, bằng nghị lực và tinh thần cầu tiến không ngừng học hỏi, ông Đinh Văn Trẻ (1932) dân tộc H're ở thôn Làng Chai, xã Sơn Ba (Sơn Hà) đã gầy dựng nên trang trại nuôi trâu, bò trên chính mảnh đất quê hương mình với quy mô lên đến hơn cả trăm con.

Với khát khao vươn lên phát triển kinh tế, bằng nghị lực và tinh thần cầu tiến không ngừng học hỏi, ông Đinh Văn Trẻ (1932) dân tộc H're ở thôn Làng Chai, xã Sơn Ba (Sơn Hà - Quảng Ngãi) đã gầy dựng nên trang trại nuôi trâu, bò trên chính mảnh đất quê hương mình với quy mô lên đến hơn cả trăm con.

Hiện nay, tại vườn nhà bà H'Rinh Niê (buôn Cuôr Kăp, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) có một cây chuối trổ 2 buồng, không như những cây chuối bình thường.
Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm 16h00, ngày 8-6, đã có 30,33% diện tích tôm nuôi trên địa bàn đã bị nhiễm dịch bệnh.