Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang xây dựng 300ha vùng trồng chuyên canh sơri

Tiền Giang xây dựng 300ha vùng trồng chuyên canh sơri
Ngày đăng: 01/06/2015

Theo ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, địa phương đã xác định sơri là một trong những loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm mặn và điều kiện canh tác khó khăn ở Gò Công Đông. Tỉnh phấn đấu trong những năm tới mở rộng diện tích lên 500ha, đạt sản lượng 10.000 tấn quả/năm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Để tạo điều kiện cho cây trồng đặc sản phát triển theo hướng bền vững, Tiền Giang triển khai Chương trình hỗ trợ toàn diện cây sơri; trong đó, chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ thâm canh nhằm tăng năng suất và sản lượng; tuyển chọn giống tốt cho quả chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu.

Đáng chú ý, Công ty Nichirei Suco Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến trái sơri tại vùng chuyên canh nhằm chế biến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Điều này đã mở ra hướng đi mới, tạo thuận lợi để trái sơri và các sản phẩm chế biến từ sơri rộng đường xuất khẩu, giúp nông dân an tâm thâm canh để đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, huyện Gò Công Đông cũng đã thành lập được Hợp tác xã sơri Gò Công Đông thu hút gần 170 hộ chuyên canh sơri.

Theo ông Huỳnh Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã sơri Gò Công Đông, mỗi năm sơri cho thu hoạch 8 đợt, năng suất 48 tấn/ha bình quân cả năm. Với giá bán khoảng 4.300 đồng/kg, nông dân đạt giá trị sản xuất trên 200 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí, người dân còn lãi từ 60 đến 80 triệu đồng/ha.

Trong năm qua, Hợp tác xã đã ký hợp đồng cung ứng 1.500 tấn quả sơri cho Công ty Nichirei Suco với giá 4.300 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với giá thị trường bên ngoài. Do vậy, bà con xã viên rất phấn khởi và tin vào sự hiệu quả của việc trồng sơri.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

06/06/2013
Vụ Nuôi Tôm 2013 Tiến Độ Thả Giống Chậm Vụ Nuôi Tôm 2013 Tiến Độ Thả Giống Chậm

Vụ tôm sú 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng người dân ở Trà Vinh, Bến Tre vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã cạn vốn.

13/04/2013
Cùng Nhà Nông Cơ Giới Hoá Đồng Ruộng Cùng Nhà Nông Cơ Giới Hoá Đồng Ruộng

Nhờ được vay vốn không phải trả lãi, nhiều hộ ND ở Hải Dương đã có điều kiện mua máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp, ô tô tải nhẹ...

06/06/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật Làm Giàu Từ Nuôi Ong Mật

Với sự năng động, dám nghĩ dám làm và bằng kiến thức tích lũy được qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Văn Biên ở thôn Bình Tiến, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) đã có một trang trại nuôi ong mật quy mô lớn, đem lại nguồn thu không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.

15/04/2013
Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.

07/06/2013