Tiền Giang Tăng Hỗ Trợ Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại

UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành quyết định về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra.
Cụ thể, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú quảng canh bị thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha.
Tôm sú nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha. Tôm sú chân trắng nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha.
Điều kiện để được hỗ trợ là các chủ cơ sở nuôi có ao tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng trên tôm sú, tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng...
Có thể bạn quan tâm

Ở một số vùng nuôi tôm, việc kết hợp nuôi cá điêu hồng xen canh với tôm sú vào mùa nước ngọt là biện pháp tốt để giảm rủi ro và cân bằng môi trường sinh thái.

Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.

Theo tính toán của ngành chuyên môn, để đầu tư cho một héc-ta nuôi tôm quảng canh cải tiến, người nông dân phải đầu tư các khoản như: cải tạo ao đầm, men vi sinh, tiền con giống, thức ăn bổ sung, tương đương 12 triệu đồng/vụ. Quả thật đây là khoản tiền không nhỏ đối với những hộ gia đình có mức sống trung bình.

Với việc thành lập các ban điều phối ngành hàng nông sản, nông sản Việt Nam sẽ tăng được giá trị gia tăng, qua đó nâng cao thu nhập cho nông dân.

UBND tỉnh Đăk Lăk lại đồng ý bổ sung quy hoạch thêm 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn, nâng số nhà máy trên toàn tỉnh lên 7 trong thời gian tới.