Tiền Giang Tăng Hỗ Trợ Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại

UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành quyết định về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra.
Cụ thể, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú quảng canh bị thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha.
Tôm sú nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha. Tôm sú chân trắng nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70% sẽ được hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha.
Điều kiện để được hỗ trợ là các chủ cơ sở nuôi có ao tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng trên tôm sú, tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng...
Có thể bạn quan tâm

Theo các thương lái mua bán thủy sản khu vực biên giới tỉnh, bình quân mỗi ngày có trên 200 tấn cá nuôi ở An Giang được xuất qua cửa khẩu, tiêu thụ tại thị trường Campuchia, tăng gấp đôi so năm 2014.

Mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê để tiêu hủy.

Những ngày này, Cảng cá Vĩnh Lương, TP. Nha Trang luôn tấp nập các ghe giã đánh bắt xa bờ cập bến. Năm nay, ngư dân trúng mùa cá hố, bình quân mỗi ghe đánh bắt được khoảng 40 tấn.

Sau 5 năm nuôi thử nghiệm, đến nay, mô hình nuôi cá tầm tại trại cá Cấm Sơn, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tiếp tục nhân rộng với khoảng 8 vạn con bao gồm cá bố mẹ, cá giống và cá thương phẩm.

Thịt vịt trời thuộc thực phẩm cao cấp. Từ bao đời nay, người dân các xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hễ bắt được vịt trời là để ăn, để bán chứ không ai nuôi.