Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang Phát Triển Mạnh Nghề Sản Xuất Cá Rô Phi Giống

Tiền Giang Phát Triển Mạnh Nghề Sản Xuất Cá Rô Phi Giống
Ngày đăng: 24/11/2014

Hiện nay, nghề sản xuất, ương nuôi cá rô phi giống trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Trước xu thế đẩy mạnh nghề nuôi cá rô phi thương phẩm theo hướng không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng nội địa, mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu, chắc chắn nghề sản xuất cá rô phi giống sẽ tiếp tục được mở rộng.

Tuy nhiên, đàn cá bố mẹ có chất lượng chưa đảm bảo và có dấu hiệu thoái hóa là khó khăn làm cho nghề sản xuất giống, ương nuôi cá rô phi trên địa bàn tỉnh phát triển thiếu bền vững.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 335 hộ cho sinh sản cá bột cá rô phi dòng GIFT (cá rô phi đen) và cá điêu hồng (cá rô phi đỏ) trên diện tích 107,58 ha, với tổng số lượng đàn cá bố mẹ là 440.000 con, trong đó sinh sản cá điêu hồng giống có 280 hộ trên diện tích sản xuất là 87,51 ha, với 366.000 con bố mẹ và sinh sản cá rô phi dòng GIFT có 55 hộ sản xuất trên diện tích 18,3 ha, với 74.000 con bố mẹ. Hàng năm, các cơ sở sản xuất giống này cung cấp cho thị trường trên 1.415 triệu con cá bột, trong đó lượng bột cá điêu hồng là hơn 894 triệu con và trên 506 triệu bột cá rô phi dòng GIFT.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 265 hộ ương cá rô phi giống trên diện tích khoảng 100 ha (13,5 ha ương cá rô phi dòng GIFT, 86,7 ha ương cá điêu hồng), chủ yếu tập trung ở huyện Cai Lậy và Cái Bè. Hàng năm, các cơ sở này cung cấp cho thị trường khoảng 140 triệu con giống, trong đó có 27,5 triệu cá rô phi dòng GIFT giống và 112,5 triệu cá điêu hồng giống. Đặc biệt, tỉnh có 1 cơ sở thu mua cá bột rô phi xử lý toàn đực trên diện tích 1 hecta, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 100 triệu cá rô phi giống mỗi năm.

Đối với hoạt động nuôi cá rô phi thương phẩm, toàn tỉnh có 257 hộ nuôi cá rô phi trên 1.327 bè ven sông Tiền, trong đó nuôi cá điêu hồng là chủ yếu với 1.194 bè. Gần đây hoạt động nuôi cá rô phi dòng GIFT để phục vụ chế biến xuất khẩu đã dần phát triển, song đến nay toàn tỉnh chỉ mới có 133 bè nuôi cá rô phi dòng GIFT, trong đó Công ty Thiên Hà có 65 bè nuôi với năng suất trung bình 5-6 tấn mỗi vụ nuôi kéo dài 7-8 tháng. Theo đánh giá của các chuyên gia ngành nông nghiệp tỉnh, trong thời gian tới hoạt động nuôi cá rô phi dòng GIFT để phục vụ chế biến xuất khẩu sẽ còn phát triển mạnh.

Để đáp ứng nhu cầu nuôi cá rô phi thương phẩm, toàn tỉnh cần khoảng 70 triệu con giống (cỡ giống 100-150 con/kg), trong đó cần 60 triệu cá điêu hồng giống và 10 triệu cá rô phi dòng GIFT giống.

Theo đánh giá của Hội Nghề cá tỉnh, tỉnh có nguồn cá rô phi giống dồi dào, có vùng sản xuất giống tập trung với sản lượng cá giống không chỉ đáp ứng cho nhu cầu nuôi thương phẩm trong tỉnh mà còn xuất bán cho các hộ ương giống, nuôi cá thương phẩm cho các tỉnh lân cận và các tỉnh tận miền Trung, Bắc.

Nghề nuôi cá rô phi lồng bè dọc sông Tiền có điều kiện thuận lợi để phát triển, hàng năm cung cấp cho thị trường tới 12.000 tấn cá mỗi năm. Ngoài ra, hoạt động nuôi cá rô phi có thể phát triển ở các ao nuôi tôm nước lợ, cá tra bị dịch bệnh hay sản xuất không có hiệu quả.

Tuy nhiên, đàn cá bố mẹ rô phi dòng GIFT và cá điêu hồng của hộ dân phục sản xuất giống có dấu hiệu bị thoái hóa, dẫn đến tỉ lệ sống trong quá trình ương nuôi thấp, chậm lớn, sức đề kháng kém, dễ bị dịch bệnh và thời gian nuôi kéo dài hơn. Do nguồn cá bột được thu mua từ nhiều hộ nhỏ lẻ khác nhau, nên khi xử lý để tạo cá rô phi toàn đực không đạt hiệu quả cao.  
Do đó, đề nghề ương nuôi cá rô phi phát triển bền vững hơn trong thời gian tới, ông Phan Hữu Hội, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh đề nghị: Các viện, trường chuyên ngành nghiên cứu thủy sản cần nghiên cứu, tuyển chọn gia hóa đàn cá rô phi bố mẹ và chuyển giao cho các tỉnh để có đàn cá chất lượng tốt sản xuất ra cá bột, cá giống phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Đồng thời, chuyển giao công nghệ sản xuất cá rô phi đơn tính cho các tỉnh, nhằm tạo ra con giống nuôi đạt hiệu quả kinh tế hơn...

Nguồn bài viết: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/69354/Kinh-te/Tien-Giang--Phat-trien-manh-nghe-san-xuat-ca-ro-phi-giong.aspx


Có thể bạn quan tâm

Khẩn Trương Thực Hiện Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Quy Gạo Vụ Đông Xuân 2014-2015 Khẩn Trương Thực Hiện Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Quy Gạo Vụ Đông Xuân 2014-2015

Ngày 1-3-2015, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2014 - 2015 tại ĐBSCL theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24-2-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 241).

03/03/2015
Đột Phá Từ Giống Lúa Lai KC06-1 Đột Phá Từ Giống Lúa Lai KC06-1

Thời gian đầu, cây lúa phát triển không khỏe như giống đối chứng OM4900, nhưng sau đó, ưu thế của giống lúa lai KC06-1 phát huy hiệu quả, lượng nhánh sinh sôi mạnh hơn, giúp số bông lúa trên bụi nhiều hơn, hạt chắc hơn, ít hạt lép. Nhưng điều anh ấn tượng là giống lúa này không bị bệnh đạo ôn, loại bệnh phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

03/03/2015
Nông Dân Tây Ninh Tranh Thủ Xuống Giống Khoai Mì Nông Dân Tây Ninh Tranh Thủ Xuống Giống Khoai Mì

Năm nay, Tết Nguyên đán vào đúng vào thời gian cao điểm để người dân xuống giống trồng cây khoai mì trong lòng hồ, nên nhiều gia đình ngay từ mùng 2 Tết đã tranh thủ ra đồng, xuống giống cho kịp thời vụ. Hiện không khí tại vùng đất bán ngập này diễn ra rất nhộn nhịp.

03/03/2015
Sắp Có Thêm Giống Lúa Lai Thơm Mới Cho Đồng Bàng Sông Cửu Long Sắp Có Thêm Giống Lúa Lai Thơm Mới Cho Đồng Bàng Sông Cửu Long

Sáng 27-02 tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã tổ chức hội thảo mô hình thâm canh và sản xuất hạt giống lúa lai thơm. Đây là một bước quan trọng của quá trình triển khai thực hiện Đề tài khoa học KC.06/11-15 do Thạc sĩ Dương Thành Tài – Phó Tổng Giám đốc SSC làm chủ nhiệm. Đề tài do Văn phòng các chương trình trọng điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

03/03/2015
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Mồng Tơi Lấy Hạt Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Mồng Tơi Lấy Hạt

Qua nắm bắt thông tin về mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú, ông Nguyễn Văn Mỹ là nông dân chuyên canh màu ở ấp Tân Hậu B2, xã Long An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang đã mạnh dạn xuống giống trồng mồng tơi lấy hạt với diện tích 2.000 m2 và có ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá thu mua hạt mồng tơi: 70.000 - 120.000đồng/kg hạt khô.

03/03/2015