Tiền Giang: Nhiều Diện Tích Lúa ĐX Thiệt Hại

Dọc theo các khu vực trồng lúa ở huyện Cai Lậy, Tân Phước chúng tôi thấy lúa ở hai bên đường đều nằm mẹp xuống đất. Nhiều nông dân cho biết, cứ 10 ruộng thì 9 ruộng lúa bị ngã đổ. Ông Trần Văn Sơn, xã Phú Cường, huyện Cai Lậy thở dài thườn thượt: Chỉ còn 8 ngày nữa là thửa ruộng hơn 1 ha lúa IR 50404 sẽ thu hoạch. Thế nhưng cơn mưa trái mùa vừa qua đã làm cho toàn bộ lúa ngã rạp. Nhìn qua trà lúa trước khi đổ, tui đoán năng suất vụ này không dưới 40 giạ/công. Tuy nhiên, năng suất giờ đây chỉ còn 34- 35 giạ/công do lúa lép nhiều và thiệt hại trong thu hoạch.
Trong khu vực huyện Cái Bè, các ruộng lúa cũng bị thiệt hại do mưa to kèm với gió giật nhưng mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng so với huyện Cai Lậy, Tân Phước. Bà Nguyễn Thị Ngọc, nông dân trồng lúa ở xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè cho biết, ruộng lúa 8.000 m2 của gia đình bà đã ngã đổ gần 40%. Còn khoảng 15 ngày nữa mới thu hoạch, tỷ lệ lúa lép rất cao, ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Nhiều ruộng lúa xung quanh khu vực này cũng chịu cảnh tương tự.
Thời điểm thông thường, việc tìm kiếm nhân công, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã vất vả, nay lúa ngã rạp phải thu hoạch đồng loạt khiến giá nhân công, tiền thuê máy gặt càng đội lên cao. Mấy ngày nay, ông Sơn lo tìm nhân công thu hoạch lúa tối mày tối mặt mà cũng chưa ra. Hỏi thuê máy GĐLH đều bị từ chối do lúa đổ rất nặng. "Tôi phải vận động các mối quen biết của gia đình để tìm công gặt lúa nhưng mãi vẫn chưa thu hoạch được. Thậm chí trả giá cắt mỗi công lúa tới 600 ngàn đồng mà họ cũng không chịu làm. Giờ đây chẳng biết phải xử lý như thế nào", ông Sơn nói.
Ông Lê Văn Nam, chủ máy GĐLH ở xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè cho biết, thông thường giá cắt 1 công lúa đứng khoảng 170 ngàn đồng, đối với lúa đổ thì giá cao hơn gấp đôi, từ 350- 400 ngàn đồng. "Mấy bữa nay, các chủ ruộng lúa bị đổ cứ liên tục kêu đi gặt nhưng chỉ có 2 máy nên tui ưu tiên làm cho người đến thuê trước. Khoảng nửa tháng nữa mới vào vụ thu hoạch rộ nhưng lịch làm việc đã kín hết", ông Nam nói.
Bà Nguyễn Kim Liên, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Cái Bè cho biết, cơn mưa trái mùa vừa qua làm phần lớn diện tích lúa sắp thu hoạch trong 4.000 hecta lúa của huyện bị gãy đổ gây thiệt hại lớn. Bên cạnh đó, việc chủ máy lên giá càng khiến nông dân khốn đốn. Trước đây, tình trạng này chưa từng xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Do khu vực bắc bán cầu sắp bước vào mùa hè, nên nhu cầu các sản phẩm đóng hộp sẽ tăng”, một nhà cung cấp cá ngừ tại châu Á cho biết.

Với cách trồng này, các loại cây ăn trái lâu năm chỉ cần một diện tích hẹp để phát triển, người trồng vừa có khoảng xanh trang trí cho không gian sống, vừa được thưởng thức trái cây an toàn.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, dự kiến sản lượng tiêu năm nay đạt khoảng 150.000 tấn, tăng 30.000 tấn so với năm ngoái. Giá tiêu hiện dao động khoảng 137.000-140.000 đồng một kg, so với đầu vụ tăng khoảng 20.000 đồng một kg.

Mỗi khi hàng nước ngoài nhập về cạnh tranh giá với sản phẩm trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp thì các doanh nghiệp trong nước lại “la làng”.

Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) là một yêu cầu vừa mang tính cấp bách và lâu dài nhằm phát huy sáng tạo, phục vụ cho công cuộc phát triển nên thời gian qua, tỉnh đã quan tâm đến hoạt động này và bước đầu đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà các đề tài khoa học vẫn chưa phát huy tương xứng với tiềm lực, nguồn lực đầu tư của tỉnh.