Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Bệnh

Tiền Giang Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Bệnh
Ngày đăng: 04/04/2014

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Phạm vi điều chỉnh: Dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đối với tôm nuôi bao gồm: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng; bệnh đầu vàng trên tôm sú và tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm sú và tôm chân trắng.

Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại do các bệnh nêu trên.

Điều kiện hỗ trợ: Chủ nuôi phải thực hiện tốt các nội dung sau: Có đăng ký chăn nuôi với chính quyền địa phương; thực hiện đầy đủ các thủ tục về vệ sinh thú y và môi trường theo quy định.

Thời điểm đăng ký chăn nuôi không quá 15 ngày kể từ khi thả giống; tôm giống thả nuôi có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y cấp; kịp thời khai báo với UBND cấp xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất khi tôm nuôi bị nhiễm bệnh và tuân thủ các hướng dẫn quy trình xử lý mầm bệnh của cơ quan chức năng nhằm bao vây, khống chế không để lây lan dịch bệnh; được cơ quan thú y chẩn đoán xác định tôm nuôi bị thiệt hại do một trong các bệnh nêu trên.

Mức hỗ trợ: Đối với tôm sú nuôi quảng canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 6.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha. Đối với tôm sú nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 8.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 6.000.000 đồng/ha. Đối với tôm chân trắng nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 20.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 10.000.000 đồng/ha.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 1219/QĐ-UBND ngày 22-5-2012 của UBND tỉnh về hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.


Có thể bạn quan tâm

Từ thiếu đói triền miên thành tỷ phú nhờ cây cà phê Từ thiếu đói triền miên thành tỷ phú nhờ cây cà phê

Từ thiếu đói triền miên những lúc giáp hạt, nhờ quyết tâm làm giàu, học hỏi kỹ thuật trồng cà phê, ông Ha Kai (57 tuổi), người K’Ho ở thôn Tân Hợp, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng đã trở thành tỷ phú.

21/08/2015
Đua nhau bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc Đua nhau bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc

Việc bà con người dân tộc ở Lai Châu bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc có thể gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

21/08/2015
Quản lý phân bón, Nhà nước và doanh nghiệp đều rối Quản lý phân bón, Nhà nước và doanh nghiệp đều rối

Cuối tuần qua, tại TPHCM, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có buổi tọa đàm với doanh nghiệp sản xuất phân bón về việc triển khai Nghị định 202/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

21/08/2015
Giống cho nông nghiệp đô thị Giống cho nông nghiệp đô thị

Tiến sĩ Dương Hoa Sô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, cho rằng nâng cao hàm lượng chất xám vào sản xuất qua việc phát triển giống cây con cho việc tái cơ cấu sản xuất có vai trò quan trọng trong mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

21/08/2015
Triển khai mô hình sản xuất sữa hạt sen và trà lá sakê Triển khai mô hình sản xuất sữa hạt sen và trà lá sakê

Thực hiện Đề án Khuyến công Quốc gia năm 2015 của Cục Công nghiệp địa phương, ngày 20/8, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đồng Tháp phối hợp với Công ty CP Ramsa tổ chức triển khai đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sữa hạt sen và trà lá sakê.

21/08/2015