Tiền Giang Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Bệnh

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.
Phạm vi điều chỉnh: Dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đối với tôm nuôi bao gồm: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng; bệnh đầu vàng trên tôm sú và tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm sú và tôm chân trắng.
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại do các bệnh nêu trên.
Điều kiện hỗ trợ: Chủ nuôi phải thực hiện tốt các nội dung sau: Có đăng ký chăn nuôi với chính quyền địa phương; thực hiện đầy đủ các thủ tục về vệ sinh thú y và môi trường theo quy định.
Thời điểm đăng ký chăn nuôi không quá 15 ngày kể từ khi thả giống; tôm giống thả nuôi có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y cấp; kịp thời khai báo với UBND cấp xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất khi tôm nuôi bị nhiễm bệnh và tuân thủ các hướng dẫn quy trình xử lý mầm bệnh của cơ quan chức năng nhằm bao vây, khống chế không để lây lan dịch bệnh; được cơ quan thú y chẩn đoán xác định tôm nuôi bị thiệt hại do một trong các bệnh nêu trên.
Mức hỗ trợ: Đối với tôm sú nuôi quảng canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 6.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha. Đối với tôm sú nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 8.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 6.000.000 đồng/ha. Đối với tôm chân trắng nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 20.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 10.000.000 đồng/ha.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 1219/QĐ-UBND ngày 22-5-2012 của UBND tỉnh về hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Có thể bạn quan tâm

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.

Sự ra đời của Nghị định số 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ không chỉ làm nức lòng bà con ngư dân, mà đây thật sự là cú huých để ngành thủy sản phát triển. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn còn băn khoăn liệu mình có nằm trong diện được tiếp cận nguồn vốn này.

Sau một thời gian dài bị cuốn theo “cơn lốc ti tan”, gần đây nhiều ngư dân ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã quay trở lại với nghề biển của cha ông. Nhờ kinh nghiệm đi biển dày dạn, thuyền chài, ngư lưới cụ được chú trọng đầu tư, thời tiết thuận lợi… mà những mùa biển gần đây ngư dân Vĩnh Thái liên tiếp thắng lợi. Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2014, nhiều ngư dân đã có thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng nhờ tích cực bám biển.

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) chuyển giao 100 mô hình biogas theo công nghệ Thái Lan cho nông dân địa phương.