Tiền Giang Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Bệnh

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.
Phạm vi điều chỉnh: Dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đối với tôm nuôi bao gồm: Bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm chân trắng; hội chứng Taura trên tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng; bệnh đầu vàng trên tôm sú và tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm sú và tôm chân trắng.
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú, tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại do các bệnh nêu trên.
Điều kiện hỗ trợ: Chủ nuôi phải thực hiện tốt các nội dung sau: Có đăng ký chăn nuôi với chính quyền địa phương; thực hiện đầy đủ các thủ tục về vệ sinh thú y và môi trường theo quy định.
Thời điểm đăng ký chăn nuôi không quá 15 ngày kể từ khi thả giống; tôm giống thả nuôi có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y cấp; kịp thời khai báo với UBND cấp xã hoặc cơ quan Thú y gần nhất khi tôm nuôi bị nhiễm bệnh và tuân thủ các hướng dẫn quy trình xử lý mầm bệnh của cơ quan chức năng nhằm bao vây, khống chế không để lây lan dịch bệnh; được cơ quan thú y chẩn đoán xác định tôm nuôi bị thiệt hại do một trong các bệnh nêu trên.
Mức hỗ trợ: Đối với tôm sú nuôi quảng canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 6.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 2.000.000 đồng/ha. Đối với tôm sú nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 8.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 6.000.000 đồng/ha. Đối với tôm chân trắng nuôi thâm canh bị thiệt hại hơn 70%, mức hỗ trợ là 20.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ là 10.000.000 đồng/ha.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 1219/QĐ-UBND ngày 22-5-2012 của UBND tỉnh về hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp, nhiều người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức 53 - 54 ngàn đồng/kg, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Các hộ chăn nuôi rất phấn khởi và đang dần tăng đàn trở lại.

Theo nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, thời điểm này, thị trường cây giống bắt đầu hút hàng, sức mua của người dân tăng đáng kể; giá của mặt hàng này đã tăng khoảng trên 5% so với những năm trước.

Để thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất cần phải tin học hóa bài toán quản lý thông tin về tình hình sâu bệnh hại lúa có ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS).

Xuất ngũ năm 1983, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Bình rời quê Thanh Hoá đến vùng đất cực Nam Tổ quốc lập nghiệp. Với bản chất cần cù, chịu khó của người lính Cụ Hồ, ông đã kiên trì vượt lên hoàn cảnh khó khăn, gây dựng cuộc sống ấm no từ tay trắng. Đến nay, gia đình ông có hơn 30 công đất nuôi tôm, kết hợp trồng lúa, nuôi cua, cá bống tượng mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, giao thương được nhắc đến ở đây phải là chính ngạch chứ không phải tiểu ngạch. Vì vậy, XK hàng qua đường chính ngạch cũng là một giải pháp các DN nên tính đến.