Tiền Giang Hết Tôm Nhưng Giá Vẫn Giảm Mạnh

Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.
Ông Trần Quang Hai, nông dân nuôi tôm ở xã Phú Đông, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, so với tuần trước thì giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại đều giảm 10.000 đồng/kg, mặc dù khu vực này không còn nhiều ao tôm chưa thu hoạch.
Hiện nay, tôm sú loại 40 con/kg có giá 160.000 - 170.000 đồng/kg, giảm so với 170.000 - 180.000 đồng/kg của tuần trước; tôm sú loại 30 con/kg có giá 200.000 - 205.000 đồng/kg, giảm so với 210.000 - 220.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg có giá 120.000 - 125.000 đồng/kg, giảm so với 130.000 - 135.000 đồng/kg...
“Do giá tôm liên tục sụt giảm gần đây nên những người thu hoạch tôm cuối vụ coi như có lợi nhuận thấp hơn rất nhiều so với giữa vụ chính. Điều này trái với quy luật thông thường là tôm ít thì giá tăng”, ông Hai nhận định.
Theo Lãnh đạo Trạm Thủy sản số 3 (Tân Phú Đông), hiện nay tôm nuôi nước lợ đã đã vào cuối vụ nên sản lượng tôm thu hoạch không còn nhiều. Mặt khác, thời điểm này các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu cuối năm nên nhu tôm nguyên liệu sẽ tăng cao. Theo lẽ thường, giá tôm thời điểm này phải tăng, nhưng gần đây giá tôm liên tục giảm là trái với quy luật thị trường mà không rõ nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11.7, tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị báo cáo kết quả mô hình sản xuất đậu phộng hè năm 2013.

Sau một thời gian dài bị cấm nhập khẩu do phát hiện thanh long Việt Nam nhiễm bệnh ruồi đục quả, đến nay, phía Đài Loan đã cơ bản đồng ý mở cửa cho quả thanh long xuất khẩu trở lại thị trường này.

Bón phân cho lúa là một kỹ thuật rất quan trọng giúp hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất và phẩm chất lúa cũng như hạn chế sự đổ ngã, sâu bệnh cho lúa. Vì vậy, nông dân cần biết kỹ thuật bón phân cho từng mùa vụ cũng như từng vùng sinh thái khác nhau.

Hiện nay, nông dân ở hầu hết các xã trong huyện Mường Nhé đều gặp khó khăn về phát triển kinh tế hộ gia đình, do chưa được tiếp cận những kiến thức mới trong làm ăn và không có vốn đầu tư.

Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về quản lý giống thủy sản (gọi tắt là Thông tư 26) có hiệu lực từ ngày 5.7 là cơ sở để Quảng Nam chấn chỉnh hoạt động sản xuất, mua bán con giống thủy sản trên địa bàn.