Tiền Giang Hết Tôm Nhưng Giá Vẫn Giảm Mạnh

Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.
Ông Trần Quang Hai, nông dân nuôi tôm ở xã Phú Đông, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, so với tuần trước thì giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại đều giảm 10.000 đồng/kg, mặc dù khu vực này không còn nhiều ao tôm chưa thu hoạch.
Hiện nay, tôm sú loại 40 con/kg có giá 160.000 - 170.000 đồng/kg, giảm so với 170.000 - 180.000 đồng/kg của tuần trước; tôm sú loại 30 con/kg có giá 200.000 - 205.000 đồng/kg, giảm so với 210.000 - 220.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg có giá 120.000 - 125.000 đồng/kg, giảm so với 130.000 - 135.000 đồng/kg...
“Do giá tôm liên tục sụt giảm gần đây nên những người thu hoạch tôm cuối vụ coi như có lợi nhuận thấp hơn rất nhiều so với giữa vụ chính. Điều này trái với quy luật thông thường là tôm ít thì giá tăng”, ông Hai nhận định.
Theo Lãnh đạo Trạm Thủy sản số 3 (Tân Phú Đông), hiện nay tôm nuôi nước lợ đã đã vào cuối vụ nên sản lượng tôm thu hoạch không còn nhiều. Mặt khác, thời điểm này các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị nguyên liệu để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu cuối năm nên nhu tôm nguyên liệu sẽ tăng cao. Theo lẽ thường, giá tôm thời điểm này phải tăng, nhưng gần đây giá tôm liên tục giảm là trái với quy luật thị trường mà không rõ nguyên nhân.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù chỉ hơn 1 năm tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), nhưng bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Tân Bình (huyện Thanh Bình). ACP đã có những tác động rõ nét trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa (Phú Yên) triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại các hợp tác xã Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Phong và Hòa Phú với quy mô 11.500m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.

Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Ấn Độ chỉ nên nuôi một vụ tôm chân trắng thay vì 2, mật độ thả thấp và chú trọng nuôi tôm cỡ lớn. Điều này cũng tương tự như các phương pháp được sử dụng để nuôi tôm sú, loài nuôi truyền thống ở Ấn Độ trong suốt 25 năm qua.

Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất Kim Sơn (Ninh Bình) bằng cách riêng, đó là mỗi năm ban tặng vùng đất này chừng 120 ha đến 150 ha đất phù sa lấn biển. Trong mấy năm gần đây, nhờ hỗ trợ của các nguồn lực từ Nhà nước trong việc xây dựng các tuyến đê quai lấn biển, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Kim Sơn đang có xu hướng phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào sự đổi thay của mảnh đất vốn nghèo khó này.

Được sự chấp thuận của UBND và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh, ngày 08/8/2014, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh đã tổ chức buổi Tổng kết chương trình Chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao giấy chứng nhận GlobalGAP cho Tổ hợp tác Nuôi cá tra bền vững tại hai huyện Tiểu Cần và Cầu Kè do ông Giãng Văn Bảy làm Tổ trưởng.