Tiền Giang Đưa Trên 15.000 Ha Mặt Nước Vào Nuôi Thủy Sản

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
Tỉnh đưa tổng diện tích mặt nước vào nuôi thủy sản trên 15.000 ha, phấn đấu đạt tổng sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng gần 140.000 tấn tôm cá các loại. Trong đó, riêng diện tích nuôi nước ngọt trên 6.500 ha, còn lại nuôi nước lợ và nước mặn. Tỉnh tập trung áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm đối với các đối tượng nuôi chủ lực: tôm, nghêu, cá tra...
Đáng chú ý, trong chủ trương tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tỉnh coi trọng việc lồng ghép nuôi thủy sản nước ngọt trong nội đồng vùng ngập lũ trong các mô hình "chung sống với lũ" kiểu: lúa + cá, VAC... Đối với khu vực cù lao nhiễm mặn ven biển, tỉnh đa dạng hóa các mô hình nuôi phù hợp lấy tôm sú, tôm thẻ làm đối tượng nuôi chủ lực trong các mô hình: Nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm kết hợp luân vụ với trồng lúa (lúa + tôm), nuôi tôm thâm canh...
Nhiều mô hình sáng tạo từ thực tiễn sản xuất theo hướng giảm nhẹ thiệt hại thiên tai và chung sống với lũ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đổi mới nông nghiệp - nông dân - nông thôn như áp dụng trồng lúa với ương dưỡng cá giống trên ruộng lúa ở Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè), giúp nông dân làm giàu. Tại ấp Mỹ Chánh 4, Hậu Mỹ Bắc A có diện tích trên 100 ha sản xuất theo mô hình mới đạt tổng thu trên 100 triệu đồng/ha/năm. Điển hình như ông Âu Văn On, cư ngụ tại ấp Mỹ Chánh 4, có 2,4 ha đất canh tác áp dụng mô hình lúa + cá giống mỗi năm thu bình quân 250 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Hậu Mỹ Bắc A, hiện nay, nhờ mô hình này, 100% hộ dân trong ấp đã khá và giàu, trên 90% hộ dân cất được nhà kiên cố và mua sắm đầy đủ tiện nghi gia đình.
Còn ông Đặng Văn Hà, cư ngụ tại ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông quanh năm bị nhiễm mặn nhiều năm nay đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh trên diện tích mặt nước 13 ha. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông lãi trên 300 triệu đồng, trở thành điển hình sản xuất - kinh doanh giỏi ven biển tỉnh Tiền Giang.
Để khắc phục hậu quả hạn mặn, giúp nhân dân vùng ven biển cù lao nâng cao thu nhập, huyện Tân Phú Đông đã tái cơ cấu lại nền nông nghiệp phù hợp với đặc thù vùng đất nhiễm mặn ven biển theo hướng chuyên nuôi thủy sản hoặc kết hợp 1 vụ tôm và 1 vụ lúa/năm. Hiện nay, huyện mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản lên trên 5.800 ha với các mô hình nuôi đa dạng: tôm quảng canh, tôm thâm canh, tôm lúa,...
Có thể bạn quan tâm

Rong Nho (Caulerpa lentilifera) còn được gọi là trứng cá Hồi xanh (green caviar) hay nho biển (sea grapes) có thể dùng như một loại rau cao cấp. Công ty Trí Tín đã nuôi trồng thành công giống Rong nho này. Rong nho rất được ưa chuộng và sử dụng trong các món salad tại một số nước châu Á như Nhật Bản, Philippine…

Là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng rau quả, tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu bảo quản, lưu trữ khiến giá trị gia tăng của mặt hàng này chưa cao. Trên cơ sở những thành tựu của thế giới về việc nghiên cứu vật liệu bảo quản sau thu hoạch, các nhà khoa học của Viện Hóa học Việt Nam đã tạo ra một loại màng bao gói khí quyển biến đổi, gọi tắt là màng MAP. Sản phẩm mới với nhiều ưu điểm nổi trội và đặc biệt phù hợp với quy mô sản xuất nông hộ ở Việt Nam.

Người Cà Mau và các tỉnh ở miền Tây không xa lạ gì với cây bồn bồn, một loài thực vật giống như cỏ mọc trên các đồng ruộng vào mùa mưa. Trước đây, bồn bồn không cần phải trồng mà chúng tự mọc và người dân chỉ cần ra ruộng nhổ vào rồi tùy sở thích mà có thể chế biến thành các món: dưa chua, lẩu, xào hay nấu canh

Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.