Tiền Giang dự kiến có 20 hộ nuôi tôm, cá đạt VietGAP vào cuối năm

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện nay cơ quan này đang hỗ trợ cho 14 hộ, nhóm hộ nuôi cá tra đủ điều kiện hỗ trợ thực hiện VietGAP theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản, với tổng diện tích hơn 34,7 ha, sản lượng 12.600 tấn.
Từ tháng 9/2014 đến nay, Chi cục Thủy sản đã đào tạo kiến thức và đang tư vấn, hướng dẫn các hộ nuôi cá tra ghi chép sổ nhật ký sản xuất, thực hiện các thủ tục theo 104 tiêu chí của VietGAP và hỗ trợ mua một số loại dụng cụ đo môi trường, bảng hiệu, bảng cảnh báo môi trường cần thiết cho các hộ và nhóm hộ nuôi cá tra này.
Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang hỗ trợ cho 05 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô 02 ha trên địa bàn huyện Gò Công Đông áp dụng quy trình nuôi trồng thủy sản và tiến tới chứng nhận VietGAP cho các hộ nuôi tôm này vào cuối năm nay.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), các tỉnh ĐBSCL hiện có 40 cơ sở nuôi trồng đủ tiêu chuẩn, được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Cụ thể, có 30 cơ sở nuôi cá tra với diện tích khoảng 224 ha và 6 cơ sở tôm nước lợ với khoảng 160 ha. Tổng cục Thủy sản chỉ đạo các địa phương tiếp tục ứng dụng VietGAP rộng rãi và đến ngày 01/01/2016 thì 100% cơ sở nuôi cá tra tại khu vực phải đạt chứng nhận này.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.

Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã chọn tạo thành công ba giống cam không hạt và đã được Bộ NN&PTNT cho phép chuyển giao vào sản xuất, bao gồm: cam mật không hạt, cam sành không hạt và cam V2.

Bình Thuận là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước, trái thanh long được xem là “chìa khóa” xóa đói giảm nghèo, “bí quyết” để nông dân làm giàu. Tuy nhiên, hiện nay “cơn sốt” sản xuất, phát triển ồ ạt diện tích trồng thanh long trở thành “điểm nóng” đáng quan ngại.

Thị trường cà phê toàn cầu, gồm cả arabica and robusta, sẽ thiếu hụt khoảng 11,3 triệu bao trong giai đoạn 2014-2015 - mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua.