Tiền Giang dự kiến có 20 hộ nuôi tôm, cá đạt VietGAP vào cuối năm

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện nay cơ quan này đang hỗ trợ cho 14 hộ, nhóm hộ nuôi cá tra đủ điều kiện hỗ trợ thực hiện VietGAP theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 09/2/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản, với tổng diện tích hơn 34,7 ha, sản lượng 12.600 tấn.
Từ tháng 9/2014 đến nay, Chi cục Thủy sản đã đào tạo kiến thức và đang tư vấn, hướng dẫn các hộ nuôi cá tra ghi chép sổ nhật ký sản xuất, thực hiện các thủ tục theo 104 tiêu chí của VietGAP và hỗ trợ mua một số loại dụng cụ đo môi trường, bảng hiệu, bảng cảnh báo môi trường cần thiết cho các hộ và nhóm hộ nuôi cá tra này.
Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang hỗ trợ cho 05 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô 02 ha trên địa bàn huyện Gò Công Đông áp dụng quy trình nuôi trồng thủy sản và tiến tới chứng nhận VietGAP cho các hộ nuôi tôm này vào cuối năm nay.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), các tỉnh ĐBSCL hiện có 40 cơ sở nuôi trồng đủ tiêu chuẩn, được cấp giấy chứng nhận VietGAP. Cụ thể, có 30 cơ sở nuôi cá tra với diện tích khoảng 224 ha và 6 cơ sở tôm nước lợ với khoảng 160 ha. Tổng cục Thủy sản chỉ đạo các địa phương tiếp tục ứng dụng VietGAP rộng rãi và đến ngày 01/01/2016 thì 100% cơ sở nuôi cá tra tại khu vực phải đạt chứng nhận này.
Có thể bạn quan tâm

Cùng thời điểm này, bà con nông dân thu hoạch được 16.214 ha lúa mùa và 38.810 ha lúa trên đất nuôi tôm, năng suất đạt 3,87 tấn/ha. Với giá lúa khô bình quân khoảng 6.000 đồng/kg, người trồng lúa có lãi trên 30% nên bà con rất yên tâm tập trung đầu tư sản xuất vụ mùa năm 2014.

Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành sản xuất và thử nghiệm phân NPK nhả chậm và chất giữ ẩm cho các cây trồng ở Tây Nguyên.

Ông Lê Văn Dũng, SN 1955, hiện ở ấp Long An B, xã Phú Thọ là người tiên phong của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nuôi cá thác lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao thành công.

Với mong muốn phát triển nghề trồng nấm, xã Quế Nham, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung xây dựng làng nghề, mở rộng phạm vi sản xuất, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.