Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Tổng vốn đầu tư dự kiến cho cây lúa 5 năm tới ước trên 1.578 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư 10,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 705,2 tỷ đồng, vốn tự có trong dân khoảng 863 tỷ đồng.
Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.
Tổng vốn đầu tư dự kiến cho cây lúa 5 năm tới ước trên 1.578 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư 10,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 705,2 tỷ đồng, vốn tự có trong dân khoảng 863 tỷ đồng. Đối với cây màu, Tiền Giang quy hoạch khoảng 45.200 ha, tăng 2,2%/năm, năng suất đạt 17 tấn/ha, sản lượng 768.400 tấn.
Các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công là vùng sản xuất chính. Tổng vốn đầu tư khoảng 886,3 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 11,9 tỷ đồng, vay tín dụng hơn 303,6 tỷ đồng, vốn trong dân khoảng 550,7 tỷ đồng.
Đối với cây ăn trái phát triển 74.000 ha được trồng ở khu vực phía nam, vùng ngọt ven bắc QL 1A, huyện Tân Phước, phía đông QL 1A của huyện Châu Thành, QL 60 của TP Mỹ Tho đến biển Đông. Sản lượng dự kiến 1,3 triệu tấn/năm.
Đầu tư tái cơ cấu lần này là thực hiện theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết 4 nhà, ưu tiên cho sản xuất, bảo quản và kết nối thị trường…
Có thể bạn quan tâm

Sơn Tây là huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi được mệnh danh là xứ ngàn cau. Nơi đây có những chuyện khá ly kỳ: Thương lái thu mua cau non rồi… đổ bỏ, chủ vườn dùng dây thép gai quấn quanh thân hay gắn dao lam vào thân cau để phòng ngừa kẻ gian trộm cau.

Đánh giá này trong báo cáo nghiên cứu về hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp do RCD và Oxfam đồng thực hiện, vừa công bố.

Trung bình mỗi năm, ngành chăn nuôi cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu trong nước; đồng nghĩa với việc, ngành chăn nuôi ngành càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực, trong khi cơ chế xuất khẩu gạo lại mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Thời điểm này, nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tích cực tái đàn, mở rộng sản xuất, phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm. Điều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện nay, giá các loại gia súc, gia cầm (GSGC) đang bắt đầu nhích lên, người chăn nuôi trong tỉnh yên tâm đầu tư tái đàn.