Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Tiền Giang Chi Gần 2.500 Tỷ Đồng Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp
Ngày đăng: 10/10/2014

Tổng vốn đầu tư dự kiến cho cây lúa 5 năm tới ước trên 1.578 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư 10,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 705,2 tỷ đồng, vốn tự có trong dân khoảng 863 tỷ đồng.

Để thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp mang tính khả thi cao, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng đến năm 2020 khoảng 78.000 ha thuộc 79 xã của 9 huyện, sản lượng ổn định từ 1 - 1,1 triệu tấn/năm, xuất khẩu 250.000 tấn gạo/năm.

Tổng vốn đầu tư dự kiến cho cây lúa 5 năm tới ước trên 1.578 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư 10,3 tỷ đồng, vốn vay tín dụng hơn 705,2 tỷ đồng, vốn tự có trong dân khoảng 863 tỷ đồng. Đối với cây màu, Tiền Giang quy hoạch khoảng 45.200 ha, tăng 2,2%/năm, năng suất đạt 17 tấn/ha, sản lượng 768.400 tấn.

Các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công là vùng sản xuất chính. Tổng vốn đầu tư khoảng 886,3 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 11,9 tỷ đồng, vay tín dụng hơn 303,6 tỷ đồng, vốn trong dân khoảng 550,7 tỷ đồng.

Đối với cây ăn trái phát triển 74.000 ha được trồng ở khu vực phía nam, vùng ngọt ven bắc QL 1A, huyện Tân Phước, phía đông QL 1A của huyện Châu Thành, QL 60 của TP Mỹ Tho đến biển Đông. Sản lượng dự kiến 1,3 triệu tấn/năm.

Đầu tư tái cơ cấu lần này là thực hiện theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết 4 nhà, ưu tiên cho sản xuất, bảo quản và kết nối thị trường…


Có thể bạn quan tâm

Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận? Cây Nho Ninh Thuận, Vì Sao Lận Đận?

Gần như là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ những yếu tố để phát triển cây nho, nhưng thương hiệu nho Ninh Thuận lại chưa có một vị thế xứng tầm.

19/05/2012
Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống Mô Hình Không Dùng Hóa Chất Xử Lý Hạt Giống

Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.

16/07/2012
Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi Đưa Giống Thanh Long Ruột Đỏ Về Vùng Đất Núi

Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.

01/10/2012
Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía Người Hrê Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Ruộng Mía

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

14/06/2012
Giàu Lên Từ Rắn Hổ Giàu Lên Từ Rắn Hổ

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

02/10/2012