Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ

Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ
Ngày đăng: 14/10/2015

Khai thác thủy sản hàng năm đã đạt sản lượng 2,71 triệu tấn, trong đó có sự đóng góp của việc ứng dụng các thiết bị khai thác trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ.

Ứng dụng máy dò ngang

Từ những năm 2003 – 2004, máy dò cá sonar đã được đưa vào Việt Nam trên con tàu đánh cá của ông Bảy Kim ở Cà Mau.

Nhưng theo chủ tàu, mặc dù máy đã phát hiện được đàn cá nhưng khi đàn cá di chuyển thì tàu đã không thể bám được đàn cá.

Do không hiệu quả nên chủ tàu đã tháo cất máy và không sử dụng.

Năm 2006, Trung tâm khuyến ngư Quốc gia đã được Hãng FURUNO của Nhật Bản giúp đỡ và lắp một máy dò ngang CH 250 trên tàu vây rút chì tại Ninh Thuận.

Máy đã phát huy hiệu quả rất cao, sản lượng đánh bắt đã tăng gấp 1,5 – 2 lần so với khi chưa lắp máy.

Có thể nói đây là điểm khởi đầu của các mô hình lắp máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ.

Tiếp những năm sau, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia (sau này là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) đã tiếp tục triển khai các mô hình lắp máy dò ngang tại Quảng Bình, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Kết quả cho thấy, máy dò ngang sonar đã thực sự giúp cho các tàu khai thác hải sản xa bờ đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế cao.

Từ những kết quả của các mô hình đơn lẻ năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ triển khai dự án “Ứng dụng thiết bị khai thác” với nội dung chính là ứng dụng các máy sonar và lắp đặt các bóng đèn tiết kiệm điện trên tàu khai thác hải sản xa bờ.

Từ những máy của mô hình khuyến ngư đến nay toàn quốc đã có trên 639 máy được lắp đặt.

Hiện nay các tàu khai thác cá nổi như vây rút chì, pha xúc, chụp mực nếu không có máy dò ngang sẽ khó có hiệu quả cao.

Dự án “Hiện đại hóa đội tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ” đã phối hợp với các Trung tâm KNKN; Viện Khoa học công nghệ và Khai thác thủy sản;

Viện Nghiên cứu Hải sản; Chi cục KT&BVNLTS, Chi cục Thủy sản và các doanh nghiệp triển khai được 45 máy dò ngang cho các tỉnh ven biển trong đó nhiều tỉnh đã ứng dụng rất thành công máy dò ngang góc quét 450 đem lại hiệu quả kinh tế cao, các mô hình lắp máy dò ngang đã đưa năng suất sản xuất tăng hơn 50% so với khi chưa lắp máy, giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

Công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác

Bảo quản sản phẩm trên biển hiện nay đang là một vấn đề lớn, công nghệ bảo quản còn lạc hậu, chất lượng bảo quản còn thấp, làm giảm giá trị sản phẩm, từ đó làm giảm hiệu quả khai thác.

Từ công nghệ làm hầm bảo quản bằng vật liệu PU, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã nhanh chóng xây dựng các mô hình trình diễn để nhân rộng cho ngư dân tất cả các tỉnh ven biển.

Mặc dù số lượng mô hình chưa nhiều (mới chuyển giao được trên 30 mô hình) nhưng hiệu quả của các mô hình đã nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng ngư dân ven biển.

Ngư dân đã nhanh chóng vận dụng vào sản xuất cho các tàu khai thác hải sản xa bờ.

Đến nay, con số các tàu được phun phủ PU FOAMS đã lên đến hàng ngàn tàu.

Việc trang bị hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane, mặt hầm tiếp giáp với sản phẩm được bọc Inox 304 sẽ đảm bảo cách nhiệt tốt sản phẩm bảo quản trong thời gian từ 20 ngày đến 1 tháng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hàng ngày không phải tiếp thêm đá nâng hiệu suất sử dụng đá lên đến 95%.

Từ năm 2011 đến nay Trung tâm KNQG; Viện Khoa học và Công nghệ khai thác Thủy sản - Đại học Nha trang đã triển khai được 75 mô hình cho các tỉnh ven biển, đến nay hầu hết các tỉnh ven biển đã biết nhân rộng mô hình tuy nhiên nhiều ngư dân vần chưa có thông tin hoặc chưa thấy được hiệu quả của mô hình này nên việc nhân rộng mô hình chưa nhiều.

Chuyển giao các nghề đánh bắt mới

Bên cạnh việc chuyển giao kỹ thuật mới cho các nghề đánh bắt truyền thống, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tiến hành chuyển giao nhiều nghề đánh bắt mới, cụ thể:

Nghề lưới rê hỗn hợp đã được Trung tâm KNQG chuyển giao cho các tỉnh từ Nam định đến Trà Vinh, kết quả đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế cao, năng suất và sản lượng tăng hơn 95% so với các nghề lưới rê truyền thống do sản phẩm đánh bắt có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá song, cá dưa, cá thiều…

Nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy với tính năng khai thác chọn lọc, chỉ đánh bắt chủ yếu là ghẹ và ốc hương là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã đem lại hiệu quả khai thác lớn.

Từ những mô hình đơn lẻ ban đầu nay đã hình thành nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy với diện hoạt động rộng khắp trên cả nước.

Nghề lưới rê 3 lớp cải tiến có thể đánh bắt được cả các đối tượng cá vùng gò nổi, rạn đá, đã giúp dân có ngư cụ đánh bắt ở những vùng ngư trường đặc thù mà các nghề khác không thể khai thác được vì có thể mất hoặc rách lưới.

Nghề lưới rê cá dưa đã giúp dân khai thác được đối tượng cá dưa xuất khẩu chuyên sống ẩn sâu dưới lớp bùn cát ở tầng đáy.

Khi chưa có nghề lưới rê cá dưa thì đối tượng này chủ yếu được khai thác bằng nghề câu nên năng suất và sản lượng rất hạn chế.

Từ khi nghề lưới rê cá dưa được chuyển giao cho ngư dân, nghề này đã nhanh chóng phát triển và hoạt động rất hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Cảng Cá Hòn Rớ Thành Phố Nha Trang Mỗi Ngày Có Gần 10 Tàu Đón Tết Trên Biển Trở Về Cảng Cá Hòn Rớ Thành Phố Nha Trang Mỗi Ngày Có Gần 10 Tàu Đón Tết Trên Biển Trở Về

Cá ngừ đại dương được thương lái và các doanh nghiệp thu mua ngay tại cảng với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá loại 1 giảm từ 5 - 10% so với trước Tết, mỗi tàu thu về từ 150 triệu đến gần 400 triệu đồng. Với giá cá như hiện nay, giá dầu giảm, hầu hết các tàu đều có lãi hoặc hòa vốn.

02/03/2015
Chuyện Về Những Chủ Ong Trẻ Chuyện Về Những Chủ Ong Trẻ

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.

02/03/2015
Tết Đủ Đầy Nhờ Con Tôm Tết Đủ Đầy Nhờ Con Tôm "Ôm" Gốc Lúa

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

02/03/2015
Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.

02/03/2015
Bắc Hà (Lào Cai) Trồng Hơn 19 Ha Cây Dược Liệu Bắc Hà (Lào Cai) Trồng Hơn 19 Ha Cây Dược Liệu

Hiện, huyện Bắc Hà đã gieo trực tiếp được 19,3 ha cây đương quy tại các xã: Nậm Mòn (6ha), Na Hối (5ha), Tà Chải (2ha), Lùng Phình (5ha), Bản Già (1,3ha). Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện đã gieo ươm được hơn 1,3 triệu cây đương quy giống, đủ trồng diện tích còn lại trong thời gian tới.

02/03/2015