Tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản xa bờ

Khai thác thủy sản hàng năm đã đạt sản lượng 2,71 triệu tấn, trong đó có sự đóng góp của việc ứng dụng các thiết bị khai thác trên tàu đánh bắt hải sản xa bờ.
Ứng dụng máy dò ngang
Từ những năm 2003 – 2004, máy dò cá sonar đã được đưa vào Việt Nam trên con tàu đánh cá của ông Bảy Kim ở Cà Mau.
Nhưng theo chủ tàu, mặc dù máy đã phát hiện được đàn cá nhưng khi đàn cá di chuyển thì tàu đã không thể bám được đàn cá.
Do không hiệu quả nên chủ tàu đã tháo cất máy và không sử dụng.
Năm 2006, Trung tâm khuyến ngư Quốc gia đã được Hãng FURUNO của Nhật Bản giúp đỡ và lắp một máy dò ngang CH 250 trên tàu vây rút chì tại Ninh Thuận.
Máy đã phát huy hiệu quả rất cao, sản lượng đánh bắt đã tăng gấp 1,5 – 2 lần so với khi chưa lắp máy.
Có thể nói đây là điểm khởi đầu của các mô hình lắp máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ.
Tiếp những năm sau, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia (sau này là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) đã tiếp tục triển khai các mô hình lắp máy dò ngang tại Quảng Bình, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Kết quả cho thấy, máy dò ngang sonar đã thực sự giúp cho các tàu khai thác hải sản xa bờ đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế cao.
Từ những kết quả của các mô hình đơn lẻ năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ triển khai dự án “Ứng dụng thiết bị khai thác” với nội dung chính là ứng dụng các máy sonar và lắp đặt các bóng đèn tiết kiệm điện trên tàu khai thác hải sản xa bờ.
Từ những máy của mô hình khuyến ngư đến nay toàn quốc đã có trên 639 máy được lắp đặt.
Hiện nay các tàu khai thác cá nổi như vây rút chì, pha xúc, chụp mực nếu không có máy dò ngang sẽ khó có hiệu quả cao.
Dự án “Hiện đại hóa đội tàu cá đánh bắt hải sản xa bờ” đã phối hợp với các Trung tâm KNKN; Viện Khoa học công nghệ và Khai thác thủy sản;
Viện Nghiên cứu Hải sản; Chi cục KT&BVNLTS, Chi cục Thủy sản và các doanh nghiệp triển khai được 45 máy dò ngang cho các tỉnh ven biển trong đó nhiều tỉnh đã ứng dụng rất thành công máy dò ngang góc quét 450 đem lại hiệu quả kinh tế cao, các mô hình lắp máy dò ngang đã đưa năng suất sản xuất tăng hơn 50% so với khi chưa lắp máy, giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ.
Công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác
Bảo quản sản phẩm trên biển hiện nay đang là một vấn đề lớn, công nghệ bảo quản còn lạc hậu, chất lượng bảo quản còn thấp, làm giảm giá trị sản phẩm, từ đó làm giảm hiệu quả khai thác.
Từ công nghệ làm hầm bảo quản bằng vật liệu PU, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã nhanh chóng xây dựng các mô hình trình diễn để nhân rộng cho ngư dân tất cả các tỉnh ven biển.
Mặc dù số lượng mô hình chưa nhiều (mới chuyển giao được trên 30 mô hình) nhưng hiệu quả của các mô hình đã nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng ngư dân ven biển.
Ngư dân đã nhanh chóng vận dụng vào sản xuất cho các tàu khai thác hải sản xa bờ.
Đến nay, con số các tàu được phun phủ PU FOAMS đã lên đến hàng ngàn tàu.
Việc trang bị hầm bảo quản bằng vật liệu Polyurethane, mặt hầm tiếp giáp với sản phẩm được bọc Inox 304 sẽ đảm bảo cách nhiệt tốt sản phẩm bảo quản trong thời gian từ 20 ngày đến 1 tháng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hàng ngày không phải tiếp thêm đá nâng hiệu suất sử dụng đá lên đến 95%.
Từ năm 2011 đến nay Trung tâm KNQG; Viện Khoa học và Công nghệ khai thác Thủy sản - Đại học Nha trang đã triển khai được 75 mô hình cho các tỉnh ven biển, đến nay hầu hết các tỉnh ven biển đã biết nhân rộng mô hình tuy nhiên nhiều ngư dân vần chưa có thông tin hoặc chưa thấy được hiệu quả của mô hình này nên việc nhân rộng mô hình chưa nhiều.
Chuyển giao các nghề đánh bắt mới
Bên cạnh việc chuyển giao kỹ thuật mới cho các nghề đánh bắt truyền thống, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tiến hành chuyển giao nhiều nghề đánh bắt mới, cụ thể:
Nghề lưới rê hỗn hợp đã được Trung tâm KNQG chuyển giao cho các tỉnh từ Nam định đến Trà Vinh, kết quả đánh bắt đạt hiệu quả kinh tế cao, năng suất và sản lượng tăng hơn 95% so với các nghề lưới rê truyền thống do sản phẩm đánh bắt có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá song, cá dưa, cá thiều…
Nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy với tính năng khai thác chọn lọc, chỉ đánh bắt chủ yếu là ghẹ và ốc hương là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao đã đem lại hiệu quả khai thác lớn.
Từ những mô hình đơn lẻ ban đầu nay đã hình thành nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy với diện hoạt động rộng khắp trên cả nước.
Nghề lưới rê 3 lớp cải tiến có thể đánh bắt được cả các đối tượng cá vùng gò nổi, rạn đá, đã giúp dân có ngư cụ đánh bắt ở những vùng ngư trường đặc thù mà các nghề khác không thể khai thác được vì có thể mất hoặc rách lưới.
Nghề lưới rê cá dưa đã giúp dân khai thác được đối tượng cá dưa xuất khẩu chuyên sống ẩn sâu dưới lớp bùn cát ở tầng đáy.
Khi chưa có nghề lưới rê cá dưa thì đối tượng này chủ yếu được khai thác bằng nghề câu nên năng suất và sản lượng rất hạn chế.
Từ khi nghề lưới rê cá dưa được chuyển giao cho ngư dân, nghề này đã nhanh chóng phát triển và hoạt động rất hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 136.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD.

20 năm qua, trải qua không ít thăng trầm, nhưng ông Võ Văn Hoàng (ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vẫn kiên trì, bám trụ và gắn bó với nghề ương, dưỡng cá giống, cá kiểng do sự đam mê cũng như những hiệu quả thiết thực do nghề này mang lại.

Cùng với việc được hỗ trợ xây dựng hệ thống kè bê tông, giúp điều tiết hợp lý nước nhiễm mặn vào ao nuôi, đạt độ mặn 1-2 phần nghìn, gia đình ông Đoàn còn được hướng dẫn các kỹ thuật mới về nuôi tôm càng xanh năng suất cao như làm ao ươm giống, tách riêng từng giống tôm ở các ao nuôi. Kiểm soát nước nhiễm mặn, áp dụng kỹ thuật mới, con tôm càng xanh đã cho năng suất tăng 30% so với trước.

Thời gian gần đây tuyến đê biển tây đã được Nhà nước đầu tư xây dựng bờ kè, gia cố, bồi trúc ở những nơi xung yếu nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ba khía sinh sản trở lại. Đây được xem là tín hiệu vui cho người dân sống ven đê biển Tây, một khi ba khía sinh sản trở lại sẽ tạo nguồn thu đáng kể, giúp họ tăng thu nhập gia đình, từng bước vươn lên ổn định cuộc song.