Tiềm Năng Xuất Khẩu Cá Ngừ Sang Thị Trường Đức

CHLB Đức hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong số các nước EU, vì vậy có thể nói Đức thực sự là thị trường tiềm năng rất đáng quan tâm để mở rộng xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), 3 năm trở lại đây, Đức luôn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, đồng thời là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn thứ 2 thế giới của Việt Nam. Năm 2013, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Đức chiếm 8% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Từ năm 2009 tới nay, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã tăng mạnh, từ 13,7 triệu USD lên gần 43 triệu USD (2013).
Với riêng mặt hàng xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam, trong khi xuất khẩu sang Mỹ (thị trường lớn nhất) có xu hướng sụt giảm, thì xuất khẩu sang Đức (thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam và thứ 7 thế giới nhập khẩu sản phẩm này với tốc độ tăng trưởng ổn định) vẫn tăng, chiếm hơn 19% tổng giá trị XK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam trong năm 2013.
Hiện nước Đức đang nhập khẩu cá ngừ từ 42 nước trên thế giới, trong đó có 4 nước ASEAN, gồm Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu cá ngừ của các nước ASEAN, do khó khăn và bất ổn về mặt nguyên liệu cùng với những thay đổi về Quy chế thuế quan phổ cập (GSP), đã tăng giảm thất thường trong 5 năm qua, chỉ trừ xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vẫn tăng trưởng liên tục qua các năm.
Sau sự sụt giảm hồi năm 2010, hiện xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã tăng trở lại và vượt qua Thái Lan, Indonesia trong bảng xếp hạng để đứng ở vị trí thứ 5/42 nước xuất khẩu cá ngừ sang Đức hiện nay (chỉ sau Philippines, Ecuador, Papua New Guinea, Hà Lan).
Philippines và Việt Nam tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Đức do giá cá thấp hơn đáng kể so với Ecuador mặc dù vẫn phải chịu thuế 20,5-24% (Ecuador có lợi thế nhờ FTA với EU nên không phải chịu mức thuế trên).
Nếu trong thời gian tới, Việt Nam có thể tăng được sản lượng khai thác cũng như phẩm cấp của cá ngừ thì khả năng tăng trưởng xuất khẩu của các DN trong nước vào thị trường Đức là rất lớn.
Hơn nữa, mấy năm gần đây thủy sản Việt Nam vào châu Âu thường tập trung vào một số cảng biển lớn của Đức và đây được coi là cửa ngõ để phân phối tiếp sang các nước khác trong EU. Chính vì vậy, việc tăng cường xuất khẩu cá ngừ sang Đức cũng là cơ hội cho các DN nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khối EU.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.

Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Với tổng nguồn vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim.

Năm 14 tuổi, anh Trần Trọng Hoài ở khu 1, phường Tuần Châu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã lặn lội về quê gốc tại huyện Phù Mỹ (Bình Định) để học nghề nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1993, trở về Tuần Châu, anh nhận thấy tại khu vực Nuỗng Đầm có thể cải tạo để nuôi thuỷ sản. Anh đã xin chính quyền cấp cho 10ha để phát triển kinh tế.

Sau hơn 5 năm triển khai, dự án biến đổi khí hậu (BĐKH) do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ đã được Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung (thuộc Trường Đại học Nông lâm Huế) triển khai có hiệu quả trên nhiều vùng đất bạc màu của tỉnh Quảng Trị. Từ dự án này, nhiều “vùng đất chết” ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong đã từng bước hồi sinh và mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân.