Tiềm Năng Phát Triển Cây Thanh Long Ruột Đỏ Long Định 1 Trên Đất Thanh Hóa

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm mô hình giống cây thanh long ruột đỏ Long Định 1 (RĐLĐ1) trên đất Thanh Hóa.
Giống cây ăn quả này được đưa về trồng thử nghiệm tại tỉnh ta từ năm 2010 với 9 hội viên. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 400 hộ gia đình trồng thanh long RĐLĐ1 với tổng diện tích 72,4 ha, 79.632 trụ, trong đó có 42 hộ trồng quy mô hơn 500 trụ trở lên. Các địa phương trồng thanh long RĐLĐ1 quy mô tập trung như: Thạch Thành, Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn.
Theo tính toán, mỗi ha thanh long RĐLĐ1 đầu tư trung bình từ 150 đến 175 triệu đồng, từ năm thứ 2 cây đã cho thu hoạch khoảng 180 triệu đồng/ha/năm; năm thứ 4 trở đi có thể cho thu hoạch tới 700 triệu đồng/ha/năm và cho khai thác tối đa tới 20 năm. Trong 2 năm 2012, 2013, một số vườn thanh long đã cho thu hoạch vụ quả đầu với sản lượng khoảng 120 tấn, giá bán trung bình từ 25-30.000 đồng/kg, giá trị đạt 3,3 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp nghiên cứu quy trình kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm thanh long chất lượng; đồng thời nghiên cứu phương án tiêu thụ sản phẩm khi tiếp tục mở rộng diện tích, hướng tới xây dựng thương hiệu thanh long Thanh Hóa trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Dù giữa trưa nắng gắt, ngồi giữa trang trại vịt Vigova rộng thênh thang, ngay mặt tiền đường lộ lớn trải bê tông phẳng lì của ông Võ Văn Lạc (ấp Bình Điện, xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, Long An), chúng tôi vẫn cảm thấy hết sức dễ chịu và thư thái.

Là một trong những người năng động, nhận thấy trồng điều không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà chủ trang trại sản xuất trái cây an toàn Nguyễn Thị Kim Mai đã mạnh dạn chuyển đổi 10ha trồng điều sang trồng xoài.

Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang (Hà Tĩnh), nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...

Nhờ ưu thế vượt trội, có tới hơn 2/3 tổng đàn vịt ở ĐBSCL và một số tỉnh Đông Nam bộ là giống Vigova. Sức mạnh của con giống tốt đã giúp nông dân làm lợi hàng trăm tỷ đồng/năm…

Nỗi ám ảnh về giống Trung Quốc của bà con nông dân Quảng Nam ngày càng lớn sau câu chuyện cây ớt chết hàng loạt ở Duy Xuyên, Đại Lộc…