Tiềm Năng Của Cây Dừa Dứa

Đây là lần đầu tiên giống dừa dứa được trồng thành công tại Quảng Ngãi. Với hiệu quả về kinh tế, cây dừa dứa mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các vùng ven sông, ven biển trong tỉnh.
Dừa dứa là giống cây quen thuộc với người dân Nam Bộ. Đây còn là một trong những giống cây chủ lực của tỉnh Bến Tre.
Dừa dứa cho quả tròn, nước ngọt có vị thơm như mùi lá dứa. Mùa nắng nước dừa càng thơm ngơn. Cả lá non, rễ cây cũng có mùi thơm.
Dừa dứa trồng sau ba năm là ra trái. Bình quân dừa có thể ra 15 buồng/năm, tương đương với hơn 100 trái/cây. Dừa dứa cho năng suất cao kéo dài đến 20 năm.
Sau khi tìm hiểu thông tin về tiềm năng kinh tế của cây dừa dứa, anh Trần Phú Xuân ở thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) đã lặn lội vào tỉnh Vĩnh Long để tham quan các vườn dừa dứa ở đây. Được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa về cây giống và một phần chi phí phân bón, anh Xuân quyết định đầu tư vào trồng vườn dừa dứa tại chính mảnh đất quê hương mình. Cây giống được mua tại Viện cây quả miền Nam. Anh Xuân cho hay, tính tất cả chi phí thì cây giống nhập về có giá 120 ngàn đồng/cây.
Anh Xuân cho biết, giống dừa này cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn so với dừa truyền thống. Tuy nhiên, cách chăm sóc cũng đơn giản như các loại cây ăn quả khác, đó là bón phân, tưới nước, chú ý theo dõi nhất là trong những ngày đầu xuống giống.
Dừa dứa được trồng theo hàng, cách nhau khoảng 6m. Điều đáng lưu ý là vì dừa dứa có mùi thơm nên dễ thu hút các loại sâu bệnh, kiến phá hoại cây. Vì vậy người trồng phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện loại kiến dương hay ẩn nấp sâu trong thân cây dừa để đục phá.
Sau ba năm chăm sóc, anh Xuân đã gặt hái những thành quả ban đầu. Đó là vườn dừa dứa với gần 250 cây đang ra trái.
Trong khi người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu lựa chọn các loại nước uống giải khát hợp vệ sinh, có nguồn gốc từ thiên nhiên, cho nên chỉ với lứa dừa dứa đầu tiên, anh Xuân đã nhận nhiều đơn đặt hàng. Tín hiệu đáng mừng là nhiều đơn đặt hàng “bao trọn” trái lớn, nhỏ của các thương lái để bán cho các sạp hàng trái cây. Ngoài ra, với lợi thế trái tròn, hình dáng vừa phải, đẹp mắt, dừa dứa còn là loại trái cây được nhiều người thích mua về để trưng bày bàn thờ tổ tiên, nhất là trong dịp Tết cổ truyền sắp đến.
Anh Xuân nhẩm tính, so với dừa truyền thống có chiều cao trung bình khoảng 5m thì phải tính thêm chi phí cho công thu hoạch. Trong khi đó giống dừa dứa này cho trái ở gần mặt đất, thuận tiện trong thu hái, ít tốn công.
Dừa dứa ra trái quanh năm lại sai quả, thời gian sinh trưởng lâu. Với giá 8.000 đồng/trái thì trung bình mỗi năm có thể mang lại cho người trồng dừa nguồn thu đáng kể, nếu trồng nhiều cây.
Ông Phạm Đăng Đồng - Trưởng Trạm khuyến nông huyện Tư Nghĩa cho biết, việc đưa giống dừa dứa vào trồng tại địa phương góp phần tăng thêm cơ cấu cây trồng cho người nông dân. Trồng dừa dứa mang lại nhiều hiệu quả như dùng làm nước uống tốt cho sức khỏe, phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nông thôn, nhất là khu Bãi Dừa đang ngày càng được đầu tư...
Có thể bạn quan tâm

Trung bình mỗi ngày tại các cơ sở chế biến cá cơm khô có từ 30 – 40 lao động, có hôm cá nhiều lượng lao động tăng lên hơn 50 lao động/cơ sở chế biến. Trung bình mỗi lao động một ngày có thu nhập từ 150.000 - 170.000 đồng, nhiều hôm tăng ca mỗi người có thể thu nhập hơn 200.000 đồng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.

Dự án Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 được khởi công xây dựng vào tháng 2-2014, trên diện tích 34,3 ha, tại xã Phú Nhuận (Như Thanh - Thanh Hóa); tổng mức đầu tư của dự án gần 230 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành xây dựng sẽ đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.

Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...