Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngừng Xuất Khẩu Vào EU Một Số Loại Sò Điệp, Sò Lông

Ngừng Xuất Khẩu Vào EU Một Số Loại Sò Điệp, Sò Lông
Ngày đăng: 22/09/2014

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.

Theo đó, kể từ ngày 20/9/2014, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng không cấp chứng thư cho các lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ xuất khẩu vào EU trong trường hợp lô hàng chưa được xử lý nhiệt đúng theo quy định của EU.

Trước đó, Đoàn thanh tra EU đã ghi nhận một số sai lỗi nghiêm trọng như: Hồ sơ quản lý nguyên liệu, hồ sơ Chương trình quản lý chất lượng không đủ độ tin cậy và phương pháp xử lý nhiệt không phù hợp với quy định của EU (hấp bằng áp lực hơi nước để xử lý nhiệt nhưng không sử dụng thiết bị kín).

Đặc biệt, một số sai lỗi rất nghiêm trọng là sản phẩm cồi điệp chần (chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ từ Việt Nam) vẫn được xuất khẩu vào thị trường EU. Bên cạnh đó, nhuyễn thể hai mảnh vỏ (điệp, sò lông) từ vùng phát hiện độc tố Lipophilic vẫn được tách cồi/cơ thịt và chế biến, xuất khẩu vào EU mặc dù sau đó được kiểm nghiệm độc tố đạt yêu cầu.

Với 2 sai lỗi rất nghiêm trọng nêu trên, Đoàn thanh tra EU yêu cầu phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục khẩn cấp là không cho phép (dừng cấp chứng thư) cho các sản phẩm trên xuất khẩu vào EU. Để nhanh chóng khắc phục các sai lỗi nêu trên, phòng ngừa khả năng EU cấm nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản yêu cầu các cơ sở chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ không xuất khẩu vào EU các sản phẩm sò điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU hoặc tách cồi/cơ thịt từ nguyên liệu thu hoạch từ vùng phát hiện độc tố.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Cơ Hội Mở Ra Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong Nhiều Cơ Hội Mở Ra Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong

Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.

22/11/2014
Cây Hồng Xiêm Giúp Hàng Nghìn Hộ Dân Thoát Nghèo Cây Hồng Xiêm Giúp Hàng Nghìn Hộ Dân Thoát Nghèo

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây hồng xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay hồng xiêm đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây hồng xiêm. Tới đây, diện tích trồng hồng xiêm của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định

22/11/2014
Nông Sản Việt Nam Có Nhiều Tiềm Năng Thâm Nhập Thị Trường Singapore Nông Sản Việt Nam Có Nhiều Tiềm Năng Thâm Nhập Thị Trường Singapore

Trên 20 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia giới thiệu, trưng bày các sản phẩm của mình tại Hội chợ Thực phẩm châu Á-Thái Bình Dương (APFE 2014), một trong những hội chợ chuyên ngành có quy mô lớn nhất khu vực châu Á được tổ chức thường niên tại Singapore.

24/11/2014
Xuất Khẩu Tôm Vào Hoa Kỳ Cơ Hội “Giải Oan” Xuất Khẩu Tôm Vào Hoa Kỳ Cơ Hội “Giải Oan”

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa chính thức công bố phán quyết liên quan đến việc Hoa Kỳ áp thuế CBPG với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam.Theo đó, trong số 11 nội dung khiếu nại của Việt Nam, Ban hội thẩm của WTO đã đưa ra phán quyết với 7 nội dung theo hướng có lợi cho Việt Nam, nhất là về thủ tục điều tra và tính toán biên độ phá giá.

24/11/2014
Tôm Càng Xanh Trà Cổ Trúng Mùa Tôm Càng Xanh Trà Cổ Trúng Mùa

Ông Hoàng Văn Bình, nông dân nuôi tôm lâu năm ở ấp 4, xã Trà Cổ vừa thu hoạch tôm vừa chia sẻ, hiện giá tôm bán tại đầm chỉ còn 155 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với đầu vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vẫn mang lại lợi nhuận gấp 3-4 lần so với nuôi cá.

24/11/2014