Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiềm Năng Cho Cá Tra Việt Tại Canađa

Tiềm Năng Cho Cá Tra Việt Tại Canađa
Ngày đăng: 30/10/2014

Với xu thế tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng cao, dự báo thị trường Canada ngày càng có nhu cầu cao về nhập khẩu các sản phẩm như cá tra, tôm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị phần cũng như tìm kiếm thêm thị trường, không quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản.

Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cá tra sang Canađa từ 1/1/2014 đến 15/9/2014 đạt giá trị 28,9 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2013. Cá tra Việt Nam hiện là mặt hàng được nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất trong nhóm hàng phile cá thịt trắng đông lạnh được nhập khẩu vào thị trường này.

Giá xuất khẩu phile cá tra đông lạnh Việt Nam Canađa cũng tăng cao hơn năm ngoái tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, cho thấy Canađa có nhu cầu cao về một số mặt hàng cá tuyết của Việt Nam như cá tuyết haddock và cá tuyết cod khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các mặt hàng này hiện đứng ở vị trí thứ hai.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Canađa, đây là thị trường tự do có phong cách tiêu dùng tương đồng với thị trường Mỹ nên cơ hội tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng rất lớn, bởi thị trường này không quá khắt khe như Mỹ.

Đối với người tiêu dùng Canađa, dinh dưỡng, độ an toàn, tính tiện lợi và tính bền vững là những tiêu chí hàng đầu đánh giá chất lượng thủy sản, nhất là với thủy sản đông lanh. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm chất lượng cao.

Do vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường tiềm năng này, các nhà xuất khẩu không những phải nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh mà cần có chiến lược tiếp thị bài bản. Đặc biệt lưu ý đến nhãn mác hàng hóa, thời gian và điều kiện giao hàng, giá cả, khả năng cung ứng hàng.

Ở khía cạnh khác, ông David Devine- Đại sứ Canađa tại Việt Nam- cho hay: Với kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 500 tỷ USD mỗi năm, Canađa cũng là một thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý dù xảy ra một thất bại nhỏ, người mua hàng cũng sẽ nhanh chóng chuyển sang nhà cung cấp khác.

Các sản phẩm tươi và đông lạnh như cá tra, tôm đang được người tiêu dùng Canađa ưa chuộng hơn nhưng họ cũng tương đối khắt khe về chất lượng do tiêu chuẩn sống cao. Xây dựng lòng tin với khách hàng về sản phẩm cá tra, sản phẩm tôm Việt chất lượng, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thực phẩm được coi là yếu tố quan trọng trong quá trình doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Canađa.


Có thể bạn quan tâm

Cải Thiện Thu Nhập Từ Nuôi Cá Nước Ngọt Cải Thiện Thu Nhập Từ Nuôi Cá Nước Ngọt

Nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, giảm rủi ro, tăng thêm thu nhập, nhiều nông dân ở huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá nước ngọt.

18/06/2014
Nuôi Tôm Trải Bạt Bạc Mặt Nuôi Tôm Trải Bạt Bạc Mặt

Ông Nguyễn Minh Thơ có thâm niên hơn 20 năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) cho biết: "Nuôi tôm trải bạt vốn đầu tư ban đầu gấp 3 lần so với nuôi tôm trên ao đất nhưng mang lại lợi nhuận cao, bởi tôm ít bị dịch bệnh và người nuôi có thể thu cả vốn lẫn lời chỉ sau 1 - 2 vụ. Hiện hầu hết bà con nơi đây đã chuyển sang nuôi tôm trải bạt.

09/07/2014
Người “Khùng” Và Thương Hiệu “Cá Hồi Sa Pa” Người “Khùng” Và Thương Hiệu “Cá Hồi Sa Pa”

Ở Sa Pa hiện nay, số người làm nghề nuôi cá hồi đã lên đến con số vài chục, nhưng người biết nuôi cá và làm cho du khách đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác thì chỉ có Nguyễn Trung Hưng.

18/06/2014
Vàng Trắng Cao Su Nghịch Dị Trồng Nhanh, Chặt Thần Tốc Vàng Trắng Cao Su Nghịch Dị Trồng Nhanh, Chặt Thần Tốc

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).

09/07/2014
Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Bình Định Hạn Hán Gây Khó Khăn Cho Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản

Từ đầu năm đến nay, do lượng mưa thấp, nắng nóng gay gắt kéo dài, nên hầu hết các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Bình Định bị khô kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS). Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt bị thu hẹp đáng kể, tình hình dịch bệnh tôm nuôi có nguy cơ bùng phát.

18/06/2014