Tiềm Năng Cây Chuối Cà Mau

Trước đây, chuối là loại trái cây rẻ tiền và có nhiều ở vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau như huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình. Vào mùa khô, chuối nhiều vô kể, bà con thường ép, mang phơi khô để dành ăn dần. Cây chuối không có giá trị kinh tế nên bà còn đa phần phá bỏ cây chuối để trồng các loại cây ăn trái khác. Không biết có phải bị “ruồng bỏ” mà sức sống cây chuối càng mãnh liệt vì chuối cho năng suất cao mà không cần phải tốn công chăm sóc. Nhưng nay đã khác, nếu đi về các vùng này, ta sẽ thấy dập dìu từng ghe chở chuối về trạm thu mua nông sản. Khi Công ty Cổ phần Vinamit (Bình Dương) mở Trạm thu mua nông sản tại ấp 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, chủ yếu thu mua chuối Xiêm. Nông dân xem đây là cơ hội để tăng thêm thu nhập.
Ông Nguyễn Văn Hận, nông dân ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời cho biết: Hiện, vườn chuối xiêm đen của ông mới phát triển lại từ khi chuối có giá, mới trồng gần một năm nhưng hầu hết số cây đã cho thu hoạch. Ông dự tính bán chuối xanh vào dịp Tết, Với hơn 700 bụi chuối hiện có trong vườn, cứ một đợt chuối 10 - 15 ngày, gia đình anh bán khoảng 1,2 tấn chuối được gần 3 triệu đồng.
Gia đình anh Nguyễn Nhật Tân thì phấn khởi: “Trước đây, chuối chín rụng đầy vườn, chỉ cho chim và làm thức ăn cho heo; nhưng nay, xung quanh đây, chuối không đủ để bán. Hàng ngày, xung quanh đây, không khí ngày nào cũng nhộn nhịp vì thương lái đến tìm chuối để thu mua”.
Những tháng cuối năm 2009, trạm đã thu mua mỗi ngày trên 10 tấn chuối. Anh Phạm Nhựt Tú, Trưởng trạm thu mua nông sản cho biết: hiện chuối rất có giá, chuối loại 1, 2 giá từ 2.200 – 2.400 đồng/kg, loại 3 có giá 800 đồng/kg. Do lượng chuối thu mua nhiều nên công ty cho tuyển thêm công nhân để thu mua và phân cỡ chuối mang về chế biến để chế biến và đóng gói sản phẩm xuất khẩu. Công ty cổ phần Vinamit đã sấy mít và chuối cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước từ năm 1991. Phát triển vùng nguyên liệu chuối và xây dựng nhà máy chế biến chuối tại Cà Mau là phương hướng đã được xác định của công ty được UBND tỉnh và các ngành chức năng ủng hộ. Chuối không những mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện môi trường, là đường băng xanh cản lửa phòng chống cháy rừng mùa khô mà còn giảm thiểu áp lực xã hội đối với tài nguyên rừng, nhất là cây tràm và con cá đồng. Mặt khác, ngoài việc thu mua chuối nguyên liệu của Vinamit, tỉnh Cà Mau còn quy hoạch đầu tư phát triển làng nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời và U Minh trên cơ sở xây dựng vùng chuối nguyên liệu.
Không những mở trạm thu mua, Công ty còn tổ chức "Hội thi tìm giống chuối ngon". Tìm được giống chuối tốt, công ty sẽ phối hợp với địa phương tổ chức nhân rộng và hướng dẫn bà con nông dân cách trồng, cách chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, bao tiêu. Vinamit đã thành công trong việc cung cấp giống, đồng thời theo dõi quá trình trồng trọt của người được bao tiêu hợp đồng và thu mua sản phẩm theo giá thị trường. Có thể nói, Vinamit được xem là nơi đầu tiên tại Cà Mau khuyến khích trồng trọt liên kết với nhà máy chế biến từ đó giúp nông dân phát huy sáng kiến trong lao động sản xuất.
Với đầu ra ổn định như hiện nay, lợi thế và tiềm năng kinh tế cây chuối ở Cà Mau đang được khơi dậy, khai thác hiệu quả giúp nông dân có thêm cơ hội tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm mèo còn mới lạ với nhiều hộ nông dân, nhằm mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất, năm 2011 được sự hỗ trợ và đầu tư của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam và Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện, ông Đào Văn Hưởng ở ấp Phước Điền, xã Bình Khánh Đông đã sản xuất thành công thí điểm mô hình kết hợp trồng nấm bào ngư, nấm linh chi và nấm mèo đạt kết quả cao

Các nhà nghiên cứu Việt Nam cùng đồng nghiệp quốc tế vừa phát hiện hai loài gừng mới có hoa khá đẹp tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Để giống lạc thêm năng suất và chất lượng, người nông dân Trung Quốc đã sử dụng cát biển phủ lên ruộng trồng lạc. Phóng sự sau đây sẽ giới thiệu về những kinh nghiệm trồng trọt, và gia công chế biến lạc tươi mang lại hiệu quả kinh tế cao của người nông dân tại tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.

Việc kết hợp các trang trại áp dụng ThaiGAP và nông sản sạch với du lịch càng thêm lan tỏa về thương hiệu nông sản Thái Lan.

Ở Việt Nam, hiện nay lạc là một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đem lại thu nhập nhanh cho nông dân và là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.