Tiềm Năng Cây Chuối Cà Mau

Trước đây, chuối là loại trái cây rẻ tiền và có nhiều ở vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau như huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình. Vào mùa khô, chuối nhiều vô kể, bà con thường ép, mang phơi khô để dành ăn dần. Cây chuối không có giá trị kinh tế nên bà còn đa phần phá bỏ cây chuối để trồng các loại cây ăn trái khác. Không biết có phải bị “ruồng bỏ” mà sức sống cây chuối càng mãnh liệt vì chuối cho năng suất cao mà không cần phải tốn công chăm sóc. Nhưng nay đã khác, nếu đi về các vùng này, ta sẽ thấy dập dìu từng ghe chở chuối về trạm thu mua nông sản. Khi Công ty Cổ phần Vinamit (Bình Dương) mở Trạm thu mua nông sản tại ấp 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, chủ yếu thu mua chuối Xiêm. Nông dân xem đây là cơ hội để tăng thêm thu nhập.
Ông Nguyễn Văn Hận, nông dân ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời cho biết: Hiện, vườn chuối xiêm đen của ông mới phát triển lại từ khi chuối có giá, mới trồng gần một năm nhưng hầu hết số cây đã cho thu hoạch. Ông dự tính bán chuối xanh vào dịp Tết, Với hơn 700 bụi chuối hiện có trong vườn, cứ một đợt chuối 10 - 15 ngày, gia đình anh bán khoảng 1,2 tấn chuối được gần 3 triệu đồng.
Gia đình anh Nguyễn Nhật Tân thì phấn khởi: “Trước đây, chuối chín rụng đầy vườn, chỉ cho chim và làm thức ăn cho heo; nhưng nay, xung quanh đây, chuối không đủ để bán. Hàng ngày, xung quanh đây, không khí ngày nào cũng nhộn nhịp vì thương lái đến tìm chuối để thu mua”.
Những tháng cuối năm 2009, trạm đã thu mua mỗi ngày trên 10 tấn chuối. Anh Phạm Nhựt Tú, Trưởng trạm thu mua nông sản cho biết: hiện chuối rất có giá, chuối loại 1, 2 giá từ 2.200 – 2.400 đồng/kg, loại 3 có giá 800 đồng/kg. Do lượng chuối thu mua nhiều nên công ty cho tuyển thêm công nhân để thu mua và phân cỡ chuối mang về chế biến để chế biến và đóng gói sản phẩm xuất khẩu. Công ty cổ phần Vinamit đã sấy mít và chuối cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước từ năm 1991. Phát triển vùng nguyên liệu chuối và xây dựng nhà máy chế biến chuối tại Cà Mau là phương hướng đã được xác định của công ty được UBND tỉnh và các ngành chức năng ủng hộ. Chuối không những mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện môi trường, là đường băng xanh cản lửa phòng chống cháy rừng mùa khô mà còn giảm thiểu áp lực xã hội đối với tài nguyên rừng, nhất là cây tràm và con cá đồng. Mặt khác, ngoài việc thu mua chuối nguyên liệu của Vinamit, tỉnh Cà Mau còn quy hoạch đầu tư phát triển làng nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời và U Minh trên cơ sở xây dựng vùng chuối nguyên liệu.
Không những mở trạm thu mua, Công ty còn tổ chức "Hội thi tìm giống chuối ngon". Tìm được giống chuối tốt, công ty sẽ phối hợp với địa phương tổ chức nhân rộng và hướng dẫn bà con nông dân cách trồng, cách chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, bao tiêu. Vinamit đã thành công trong việc cung cấp giống, đồng thời theo dõi quá trình trồng trọt của người được bao tiêu hợp đồng và thu mua sản phẩm theo giá thị trường. Có thể nói, Vinamit được xem là nơi đầu tiên tại Cà Mau khuyến khích trồng trọt liên kết với nhà máy chế biến từ đó giúp nông dân phát huy sáng kiến trong lao động sản xuất.
Với đầu ra ổn định như hiện nay, lợi thế và tiềm năng kinh tế cây chuối ở Cà Mau đang được khơi dậy, khai thác hiệu quả giúp nông dân có thêm cơ hội tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Có thể bạn quan tâm

Đó là các loại táo Granny Smith và táo Gala. Tại Mỹ, trong số những người bị nhiễm, có 31 ca phải nhập viện và ít nhất 3 người đã tử vong, 10 ca trong số đó đang mang thai và 1 ca bị sảy thai. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp xử lý và rà soát đầu mối nhập khẩu để tiến hành thu hồi kịp thời.

Thứ trưởng Bộ Y tế Malaysia Hilmi Yahya cho biết nước này đã thu hồi 20.000 quả táo hiệu Gala và Granny Smith nhập khẩu từ Mỹ trị giá 82.000 RM (gần 25.700 USD) do lo ngại nhiễm vi khuẩn Listeria.

Sau đó, UBND thị xã Bỉm Sơn đã bàn giao cho UBND huyện Thạch Thành 24 con dê giống, để cấp cho 6 hộ nghèo của xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Thế nhưng chỉ có 12 con dê đến được với các hộ nghèo. Còn 12 con thì được chở thẳng đến trang trại của ông… Bí thư Huyện ủy.

Ông Huỳnh Văn Thế vừa đi vòng quanh ao cá tra vừa nói, mua được giống tốt chỉ nuôi 8 tháng, còn gặp giống xấu phải 12 tháng mới thu hoạch. “Chục năm trước chỉ nuôi 5-6 tháng đã thu hoạch. Giống cá ngày càng xấu, chẳng biết vì sao?”, ông thở hắt ra.

Theo một số nông dân, nguyên nhân hom mía giống tăng giá là do nguồn cung (chủ yếu từ Cù Lao Dung, Sóc Trăng và Gò Quao, Kiên Giang) bị hạn chế. Do giá mía mấy năm qua liên tục giảm, nông dân bị thua lỗ nên nhiều người đã chuyển đổi qua cây, con khác, trong đó có cả những hộ chuyên làm mía giống.