Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tích tụ không làm tái sinh địa chủ

Tích tụ không làm tái sinh địa chủ
Ngày đăng: 10/11/2015

Nhà nước cần mạnh dạn khuyến khích tích tụ đất đai để hình thành các công ty, doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp, mà không lo ngại “tái sinh giai cấp địa chủ”.

Trao đổi với PV Dân Việt, ĐBQH Huỳnh Ngọc Đáng cho biết: Những hạn chế của nông nghiệp nước ta đã bộc lộ khá rõ từ nhiều năm qua.

Đó không chỉ là vấn nạn được mùa, mất giá mà còn là hạn chế về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Nguyên nhân do chúng ta đã duy trì lâu và quá nhấn mạnh vai trò hộ gia đình nông dân như chủ thể của sản xuất nông nghiệp.

Người sản xuất nông nghiệp ngày nay ngoài việc sản xuất giỏi, còn phải có hiểu biết về thị trường.

Bên cạnh đó, phải biết chọn lựa khâu sản xuất kinh doanh có lợi nhất trong toàn bộ các chuỗi giá trị sản xuất và kinh doanh nông nghiệp toàn cầu.

Chỉ các công ty chuyên về nông nghiệp mới giúp nền nông nghiệp thay đổi Trong ảnh: Trang trại nuôi gà quy mô công nghiệp của anh Phạm Đình Dừa ở Gia Lộc, Hải Dương.

Thế nhưng, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc tích tụ ruộng đất sẽ đụng chạm đến quyền lợi của người nông dân, đó là ai cũng có quyền được sở hữu diện tích để canh tác, sinh sống.

Nay tích tụ đất đai để giao cho các doanh nghiệp, công ty sẽ dẫn tới một số hệ lụy?

- Thực ra, vấn đề ở đây liên quan đến cách nhìn nhận vấn đề.

Tôi cho rằng, việc cứ để mỗi người nông dân đang sở hữu một diện tích nhỏ như thế để canh tác và với quy mô như vậy, cuộc sống không thoát khỏi nghèo khó, nợ nần.

Nếu tương lai không có sự thay đổi thì tình hình càng khó khăn hơn.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cũng nói, chúng ta tích tụ đất đai nhưng phải đi liền với việc đảm bảo quyền lợi và thu nhập của người nông dân.

Tôi cho rằng, điều đó là đương nhiên, nhưng chúng ta phải thực hiện bằng cách đột phá là tích tụ, tập trung ruộng đất để hình thành những công ty, doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp với quy mô lớn, công nghệ cao.

Từ đó, chính các doanh nghiệp đó sẽ tạo mọi điều kiện để giải quyết việc làm, lao động.

Tuy nhiên, tâm lý của người nông dân Việt Nam hiện nay vẫn muốn “làm chủ” trên mảnh ruộng của mình, mà đôi khi mảnh ruộng đó chỉ rộng bằng vài manh chiếu, chứ không dễ gì họ chấp nhận bỏ ruộng để đi “làm thuê”...

- Thực ra mà nói, cũng có một số nông dân có tâm lý đó, nhưng bây giờ cuộc sống thôi thúc mọi người vươn lên làm giàu, có việc làm ổn định, đến tuổi già có lương hưu.

Đó là cái mà chúng ta muốn hướng tới cho nông dân Việt Nam.

Trong thời gian qua, ở nước ta những công ty nông nghiệp kỹ thuật cao đã lần lượt xuất hiện, nhiều đơn vị đã phát triển khá tốt cả về sản xuất và kinh doanh với năng suất cao hơn, chất lượng nông sản sạch cạnh tranh hơn tiêu thụ ổn định cả trong và ngoài nước.

Những công ty nông nghiệp đó đã sử dụng ít nhiều lao động nông nghiệp có hợp đồng như những công nhân nông nghiệp ngay tại nông thôn, có nghĩa là những lao động này hưởng lương, đóng bảo hiểm và có chế độ hưu.

Nếu những mô hình này xuất hiện ngày càng nhiều, đều khách thì nông nghiệp và nông thôn nước ta chắc chắn sẽ có sự chuyển đổi căn bản.

Một số ý kiến lo ngại, với tiềm lực tài chính mạnh, nếu chúng ta có tích tụ đất đai sẽ dẫn tới việc “tái sinh địa chủ”.

Ông đánh giá thế nào về điều này?

" Chúng ta không tẩy chay kinh tế hộ, ở một số nơi như vùng núi cao, hải đảo cần duy trì và tích cực hỗ trợ kinh tế hộ, dần dần xây dựng được những hộ nông dân làm ăn giỏi, bản lĩnh cạnh tranh cao.

Ở những vùng nông nghiệp trọng điểm cần nhanh chóng mở ra nhiều cơ hội để kinh tế hộ tự sàng lọc và phát triển.

Hộ nào yếu kém sẽ tự đào thải, còn lại là những đơn vị sản xuất có bản lĩnh cạnh tranh cao”. ĐB Huỳnh Ngọc Đáng

- Tôi xin nói rõ là, tại sao ta chủ trương dồn điền đổi thửa để có những cánh đồng lớn, mà không cho phép tích tụ ruộng đất ở mức độ phù hợp để thúc đẩy sự hình thành những công ty nông nghiệp lớn và vừa.

Trước đây, ta chủ trương không tích tụ đất đai là để không tái sinh giai cấp địa chủ.

Nhưng đến giờ ai cũng biết, chỉ gọi là địa chủ khi gắn liền với phát canh thu tô.

Pháp luật Việt Nam hiện nay đủ sức để vĩnh viễn xóa bỏ phương thức phát canh thu tô và địa tô.

Do vậy, ngày nay cho dù có tích tụ đất đai vẫn không làm giai cấp địa chủ đội mồ sống lại.

Đó là sự thật hiển nhiên.

Cũng cần thấy rằng người nào đó có số lượng diện tích đất đai tích tụ lớn, nhưng lại đầu tư vốn khoa học công nghệ và trực tiếp tổ chức sản xuất nông nghiệp thì người đó đương nhiên không phải địa chủ, mà được gọi là nhà đầu tư nông nghiệp.

Nông nghiệp Việt Nam đang cần nhiều nhà đầu tư nông nghiệp như vậy.

Tại sao ta không trải thảm đỏ thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vào phát triển nông nghiệp như đã từng làm khá thành công trong kêu gọi đầu tư vào công nghiệp.

Nếu nói như ông, chắc chắn chúng ta phải có sự điều chỉnh về Luật Đất đai để nới hạn điền.

Nhưng Luật vừa được thông qua, chẳng lẽ lại sửa ngay?

- Để có đột phá thay đổi về chính sách hạn điền, đương nhiên phải sửa Luật, kể cả Luật Đất đai mới được thông qua vẫn có thể sửa được với nội dung chuyên về hạn điền.

Chúng ta đã có chính sách khuyến khích mở rộng hạn điền, nhưng chưa thực hiện được.

Vì vậy, chúng ta không nên dừng lại, nếu chỉ vì lý do này, lý do khác mà dừng lại, sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, làm ăn thua lỗ, nghèo đói, quy mô sản xuất thu nhỏ.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản An Toàn Sinh Học Hà Nội Tập Huấn Nuôi Trồng Thủy Sản An Toàn Sinh Học

Lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai tổ chức nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản (NTTS) an toàn sinh học cho 30 chủ trang trại xã Cao Dương.

29/04/2014
Hội Thảo Tôm Càng Xanh Toàn Đực Hội Thảo Tôm Càng Xanh Toàn Đực

Tại đây, nhiều nông dân được Trung tâm Giống thủy sản An Giang giới thiệu về quy trình sản xuất tôm giống càng xanh toàn đực, các mô hình nuôi hiệu quả tại An Giang và Đồng Tháp. Theo các chuyên gia và kỹ sư của tỉnh An Giang, môi trường nuôi tại Cà Mau rất thuận lợi, đặc biệt là độ mặn từ 5 - 10‰ sẽ cho tôm phát triển nhanh và mang lại hiệu quả cao.

29/04/2014
Sản Xuất Cá Tra Phát Triển Khá Tốt Người Nuôi Có Lãi Sản Xuất Cá Tra Phát Triển Khá Tốt Người Nuôi Có Lãi

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, Vĩnh Long, thời gian này cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi có lãi.

29/04/2014
Cà Mau Hội Thảo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Luân Canh Lúa - Tôm Cà Mau Hội Thảo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Luân Canh Lúa - Tôm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình tổ chức buổi hội thảo đánh giá kết quả mô hình cánh đồng mẫu lớn luân canh lúa - tôm tại hộ ông Trần Thanh Bình, ở ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch.

29/04/2014
Nhật “Dọa” Bỏ Việt Nam Quay Sang Nhập Tôm Ấn Độ Nhật “Dọa” Bỏ Việt Nam Quay Sang Nhập Tôm Ấn Độ

Có khá nhiều lô hàng tôm bán qua Nhật vi phạm bị trả về trong tháng 3 và 4-2014 khiến nhiều nhà nhập khẩu Nhật có xu hướng quay sang nhập khẩu tôm từ Indonesia và Ấn Độ.

29/04/2014