Tích Cực Phòng, Trừ Sâu Bệnh Hại Sau Bão

Vụ mùa, toàn tỉnh gieo cấy được khoảng 40 nghìn ha lúa. Cách đây 1 tuần, tình hình sâu bệnh hại diễn biến rất phức tạp khi có đến gần 10 nghìn ha lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh hại.Với sự nỗ lực của nông dân trong tỉnh, đến nay, các loại sâu bệnh hại lúa mùa đã được khống chế kịp thời, nhất là các đối tượng như rầy nâu, sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ...
Tuy nhiên, sau khi cơn bão số 3 đi qua, nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới có thể sẽ xuất hiện. Cụ thể, sâu cắn gié xuất hiện ở trà lúa đang trỗ hoặc bắt đầu đỏ đuôi các vùng ven sông, suối như những diện tích lúa nằm ven sông Cầu của các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và T.P Thái Nguyên; ven sông Công của Đại Từ, T.X Sông Công…
Tiếp đến là bọ xít dài có nguy cơ xuất hiện trên các trà lúa đang bước vào thời kỳ trỗ hoặc chắc xanh ở khu vực gần rừng. Để phòng trừ 2 loại sâu bệnh hại này, nông dân cần tích cực thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, thị xã…
Cùng tại thời điểm này, bệnh hoa cúc có thể xuất hiện ở những trà lúa bắt đầu chín. Riêng đối với loại bệnh này, khi xuất hiện, để bảo vệ mùa màng, bà con cần nhanh chóng thu hoạch lúa “xanh nhà hơn già đồng” theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm nắm sát tình hình thực tiễn, tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo điều hành, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngày 11/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị giao ban về tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Đến dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng.

Do thời tiết nắng nóng, ngày 10.6, hơn 20.000 con cá nuôi của ông Nguyễn Ngọc Tỉnh, tại hồ Xuân Sơn, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân đã bị chết. Số cá này, ông Tỉnh thả nuôi từ đầu năm 2015, gồm cá rô phi, mè, trắm cỏ, đang chuẩn bị thu hoạch.

Tin từ Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức cho biết, tính đến nay trên địa bàn huyện có 1.073ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 443ha so với năm 2010.

Tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong tình trạng giá tôm xuống thấp, giá vật tư đầu vào cao, dẫn đến người nuôi tôm không có lãi; con giống kém chất lượng... là những vấn đề "nóng" người nuôi tôm đặt ra tại hội nghị giao ban nuôi trồng thuỷ sản được Sở NN&PTNT tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) ngày 11/6.

Ngày 11-5, ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại 2 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái (Quảng Ninh) với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là 3,16ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã lan rộng ra nhiều diện tích nuôi tôm khác, trong đó có Quảng Yên.