Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình

Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.
Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Quảng Bình, tính đến ngày 10 - 4, diện tích nhiễm bệnh phấn trắng trên cây cao su toàn tỉnh là 1.125 ha, tỷ lệ phổ biến là 20 - 25%m, nơi cao là 40 - 50%.
Để phòng trừ hiệu quả bệnh phấn trắng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trên cây cao su, Chi cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản số 60/TB - BVTV, đề nghị UBND các huyện, thành phố, các ban, ngành liên quan tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức phòng trừ kịp thời. Các lâm trường, các địa phương khẩn trương thông báo về tình hình dịch bệnh phấn trắng cho bà con nông dân và chỉ đạo phòng trừ có hiệu quả.
Để phòng trừ bệnh phấn trắng, cần tiến hành phun các loại thuốc sau: thuốc Sulox 80WP: pha 50g thuốc với 10 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá; thuốc Kumulus 80DF: Pha 50g thuốc với 10 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá; thuốc Ridomil MZ 72WP: pha 30g thuốc với 8-10 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá. Chú ý: phun khi bệnh mới xuất hiện, cần xử lý thuốc 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, trên một số phương tiện truyền thông đã đăng tải ý kiến của một số cá nhân cho rằng cá tầm được phân phối tại hầu hết các siêu thị đều là cá tầm Trung Quốc nhập lậu, trong đó có hệ thống Metro phía Bắc.

Theo Tổng cục Thống kê, đến hết nửa đầu năm nay, sản lượng cá tra chỉ đạt 560.000 tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 11.7, tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị báo cáo kết quả mô hình sản xuất đậu phộng hè năm 2013.

Sau một thời gian dài bị cấm nhập khẩu do phát hiện thanh long Việt Nam nhiễm bệnh ruồi đục quả, đến nay, phía Đài Loan đã cơ bản đồng ý mở cửa cho quả thanh long xuất khẩu trở lại thị trường này.

Bón phân cho lúa là một kỹ thuật rất quan trọng giúp hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất và phẩm chất lúa cũng như hạn chế sự đổ ngã, sâu bệnh cho lúa. Vì vậy, nông dân cần biết kỹ thuật bón phân cho từng mùa vụ cũng như từng vùng sinh thái khác nhau.