Tích cực phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao công tác phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long tại các địa phương, bước đầu đã làm giảm đáng kể diện tích thanh long bị bệnh.
Theo Thứ trưởng, công tác thông tin, tuyên truyền tại các địa phương được tăng cường đã góp phần thiết thực nâng cao nhận thức của cán bộ và nông dân về tác hại của bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Tháng hành động đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng bằng khen.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, các hoạt động của Tháng hành động vừa qua cần tiếp tục duy trì để phát huy hiệu quả cao hơn.
Để nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long từ nay đến đầu mùa mưa, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương thực hiện vệ sinh đồng ruộng, cập nhật kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới để bổ sung, sửa đổi các quy trình đã ban hành nhằm ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng thanh long.
Bộ đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với địa phương để triển khai nhân rộng các mô hình phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long hiệu quả đã được thực hiện đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện quy trình tỉa cành và sử dụng chế phẩm vi sinh để ủ cành thanh long theo hướng giảm công lao động và dễ thực hiện cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2014 đến nay, khắp các tỉnh miền Đông như Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ nổi cộm tình trạng nông dân đốn hạ vườn cao su, kể cả những cây đang cho mủ vì thua lỗ vì không còn khả năng cầm cự.

Trao đổi với VnExpress sáng 3/12, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Định cho biết, bên cạnh xuất khẩu sang Nhật Bản, tỉnh đang mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cá ngừ tươi sống tại các cửa hàng Nhật tại Việt Nam và xuất khẩu sang Nga, châu Âu.

Hai tháng qua, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng biến động mạnh và theo hướng trái chiều với mức chênh lệch 30.000-80.000 đồng/kg. Sự tăng giảm với biên độ dao động quá lớn khiến người nuôi tôm lâm vào cảnh “kẻ khóc, người cười”.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, là chìa khóa giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.