Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng
Ngày đăng: 09/11/2012

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Định mức hỗ trợ đối với vườn bị thiệt hại nặng (tỷ lệ nhiễm bệnh trên 70%) là 07 triệu đồng/ha; trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 3,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha. Đối với vườn nhiễm bệnh trung bình (tỷ lệ nhiễm bệnh từ trên 30% đến 70%) được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha, trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 1,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha.

Qua công tác thống kê, lập biên bản có 5.331 nhà vườn, với diện tích 2.178 ha bị nhiễm bệnh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, với số tiền được hỗ trợ là 14,08 tỷ đồng, thuộc 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến nay, sau hơn một tháng tiến hành chi trả tiền hỗ trợ phòng, chống bệnh chổi rồng, đã có 5.225 hộ đủ diều kiện, nhận chính sách hỗ trợ với số tiền là 13,68 tỷ đồng.

Qua công tác giám sát cho thấy phần lớn nhà vườn tích cực hưởng ứng việc phòng trừ đồng loạt theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật. Các xã thực hiện tốt như An Lạc Tây, Phong Nẫm, Thới An Hội... nhãn đã phục hồi từ 70 - 95% sản lượng. Với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các đoàn thể, ngành chuyên môn và sự hưởng ứng của bà con nhà vườn, hy vọng cây nhãn sớm trở lại vị trí cây chủ lực của miệt vườn sông nước Kế Sách.


Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ thành công xưởng chế biến nông dân Việt vẫn chẳng có lợi gì! Nguy cơ thành công xưởng chế biến nông dân Việt vẫn chẳng có lợi gì!

Với cán cân sản xuất- chế biến như hiện nay, nếu không tổ chức lại sản xuất, thực chất TPP sẽ chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản, biến nước ta thành “công xưởng” chế biến thủy sản, còn người nông dân sẽ vẫn đứng ngoài cuộc.

25/10/2015
Thu hơn nửa tỷ đồng mỗi năm từ mô hình sản xuất lươn giống Thu hơn nửa tỷ đồng mỗi năm từ mô hình sản xuất lươn giống

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.

25/10/2015
Ba Vì mở rộng diện tích khoai tây, hoa lily Ba Vì mở rộng diện tích khoai tây, hoa lily

Vụ đông 2015, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì tiếp tục triển khai mô hình trồng khoai tây và hoa lily.

25/10/2015
Gỡ bỏ nhiều rào cản cho nông sản Việt Gỡ bỏ nhiều rào cản cho nông sản Việt

Với 95,1% số hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác vừa được dỡ bỏ thuế theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trở thành đối tác xuất khẩu - đặc biệt là nông sản lớn nhất nhì của Việt Nam.

25/10/2015
Học kinh nghiệm chọn rẫy của người Chứt Học kinh nghiệm chọn rẫy của người Chứt

Đồng bào Chứt ở Dân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) truyền cho nhau những kinh nghiệm hay trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để liên hệ về sự biến đổi tương ứng của thời tiết, từ đó hình thành cho mình cách ứng xử phù hợp, áp dụng vào việc canh tác nương rẫy.

25/10/2015