Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng
Ngày đăng: 09/11/2012

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Định mức hỗ trợ đối với vườn bị thiệt hại nặng (tỷ lệ nhiễm bệnh trên 70%) là 07 triệu đồng/ha; trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 3,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha. Đối với vườn nhiễm bệnh trung bình (tỷ lệ nhiễm bệnh từ trên 30% đến 70%) được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha, trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 1,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha.

Qua công tác thống kê, lập biên bản có 5.331 nhà vườn, với diện tích 2.178 ha bị nhiễm bệnh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, với số tiền được hỗ trợ là 14,08 tỷ đồng, thuộc 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến nay, sau hơn một tháng tiến hành chi trả tiền hỗ trợ phòng, chống bệnh chổi rồng, đã có 5.225 hộ đủ diều kiện, nhận chính sách hỗ trợ với số tiền là 13,68 tỷ đồng.

Qua công tác giám sát cho thấy phần lớn nhà vườn tích cực hưởng ứng việc phòng trừ đồng loạt theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật. Các xã thực hiện tốt như An Lạc Tây, Phong Nẫm, Thới An Hội... nhãn đã phục hồi từ 70 - 95% sản lượng. Với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các đoàn thể, ngành chuyên môn và sự hưởng ứng của bà con nhà vườn, hy vọng cây nhãn sớm trở lại vị trí cây chủ lực của miệt vườn sông nước Kế Sách.


Có thể bạn quan tâm

Cần Thơ Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Nông Sản Sang Thị Trường Nga Cần Thơ Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Nông Sản Sang Thị Trường Nga

“Nga là thị trường đầy tiềm năng trong việc xuất khẩu nông, thủy sản, Cần Thơ lại mạnh về lĩnh vực này. Chính vì thế, tỉnh sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nga, nhằm mở rộng đầu ra cho hàng nông, thủy sản, cũng là giải pháp nâng cao đời sống cho bà con nông dân” - ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ nhấn mạnh tại cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố với các sở ngành Cần Thơ ngày 18/9.

19/09/2014
Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thái Lan Tăng Trưởng Khả Quan Xuất Khẩu Cá Tra Sang Thái Lan Tăng Trưởng Khả Quan

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) cá tra sang Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2014 đạt giá trị 27,98 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là nước nhập khẩu nhiều nhất cá tra trong khối ASEAN.

19/09/2014
Nhãn Ghép Chín Muộn Cho Hiệu Quả Cao Nhãn Ghép Chín Muộn Cho Hiệu Quả Cao

Huyện Điện Biên có khoảng 1.000ha cây ăn quả, chủ yếu là chuối, vải, hồng đỏ, táo, đào Pháp, thanh long, xoài, cam, quýt. Nhờ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây ăn quả trồng tập trung ở khu vực lòng chảo trên diện tích đất vườn lớn hoặc trồng xen kẽ tại khu vực bãi màu.

19/09/2014
Phát Huy Hiệu Quả Sau Đầu Tư Phát Huy Hiệu Quả Sau Đầu Tư

Trong những chuyến công tác tại các xã vùng cao, thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, chúng tôi thực sự phấn khởi khi chứng kiến nhiều công trình hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống, thu nhập cho nhân dân các dân tộc. Diện mạo ấy có sự “trợ sức” không nhỏ từ chương trình mang tên 135 giai đoạn III…

19/09/2014
Thu Hoạch Nhanh Gọn Lúa Mùa Sớm Thu Hoạch Nhanh Gọn Lúa Mùa Sớm

Những nơi đã trồng cây vụ thu, vụ thu đông cần tập trung ưu tiên nạo vét kênh tưới tiêu, đầu khâu, đầu luống, chuẩn bị các phương tiện tiêu úng nhanh, kịp thời khi xảy ra tình huống ngập lụt. Các địa phương chủ động liên hệ với Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên cung ứng, chuẩn bị giống ngô, khoai tây, rau màu để cung ứng nhanh cho sản xuất; triển khai rút nước, gieo trồng cây ưa ấm ngay sau bão tan.

19/09/2014