Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng
Ngày đăng: 09/11/2012

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Định mức hỗ trợ đối với vườn bị thiệt hại nặng (tỷ lệ nhiễm bệnh trên 70%) là 07 triệu đồng/ha; trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 3,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha. Đối với vườn nhiễm bệnh trung bình (tỷ lệ nhiễm bệnh từ trên 30% đến 70%) được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha, trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 1,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha.

Qua công tác thống kê, lập biên bản có 5.331 nhà vườn, với diện tích 2.178 ha bị nhiễm bệnh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, với số tiền được hỗ trợ là 14,08 tỷ đồng, thuộc 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến nay, sau hơn một tháng tiến hành chi trả tiền hỗ trợ phòng, chống bệnh chổi rồng, đã có 5.225 hộ đủ diều kiện, nhận chính sách hỗ trợ với số tiền là 13,68 tỷ đồng.

Qua công tác giám sát cho thấy phần lớn nhà vườn tích cực hưởng ứng việc phòng trừ đồng loạt theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật. Các xã thực hiện tốt như An Lạc Tây, Phong Nẫm, Thới An Hội... nhãn đã phục hồi từ 70 - 95% sản lượng. Với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các đoàn thể, ngành chuyên môn và sự hưởng ứng của bà con nhà vườn, hy vọng cây nhãn sớm trở lại vị trí cây chủ lực của miệt vườn sông nước Kế Sách.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Khoai Mì Trên Bờ Vuông Tôm Trồng Khoai Mì Trên Bờ Vuông Tôm

Nghị quyết 03 của Huyện ủy Phú Tân về phát động đảng viên và nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái và sạ, cấy lúa tăng thu nhập đã được cán bộ, nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình đa dạng, phong phú. Mô hình trồng khoai mì trên bờ vuông tôm của ông Nguyễn Văn Tâm, ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái là một điển hình.

15/12/2011
Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Không Nhiễm Chất Gây Ung Thư Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Không Nhiễm Chất Gây Ung Thư

Thạc sĩ Dương Thọ Trường, Chi cục Phó Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Cá điêu hồng ở tỉnh Đồng Tháp không bị nhiễm chất Trifluralin.

14/08/2012
Tăng Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

15/08/2012
Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất Ưu Tiên Phát Triển Sản Xuất

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.

29/06/2012
Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo Mô Hình Nuôi Dê Bền Vững Ở Huyện Chợ Gạo

Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.

20/08/2012