Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.
Định mức hỗ trợ đối với vườn bị thiệt hại nặng (tỷ lệ nhiễm bệnh trên 70%) là 07 triệu đồng/ha; trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 3,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha. Đối với vườn nhiễm bệnh trung bình (tỷ lệ nhiễm bệnh từ trên 30% đến 70%) được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha, trong đó, chi phí cắt tỉa vệ sinh vườn là 1,4 triệu đồng/ha, chi phí thuốc hóa học là 3,6 triệu đồng/ha.
Qua công tác thống kê, lập biên bản có 5.331 nhà vườn, với diện tích 2.178 ha bị nhiễm bệnh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, với số tiền được hỗ trợ là 14,08 tỷ đồng, thuộc 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đến nay, sau hơn một tháng tiến hành chi trả tiền hỗ trợ phòng, chống bệnh chổi rồng, đã có 5.225 hộ đủ diều kiện, nhận chính sách hỗ trợ với số tiền là 13,68 tỷ đồng.
Qua công tác giám sát cho thấy phần lớn nhà vườn tích cực hưởng ứng việc phòng trừ đồng loạt theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật. Các xã thực hiện tốt như An Lạc Tây, Phong Nẫm, Thới An Hội... nhãn đã phục hồi từ 70 - 95% sản lượng. Với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các đoàn thể, ngành chuyên môn và sự hưởng ứng của bà con nhà vườn, hy vọng cây nhãn sớm trở lại vị trí cây chủ lực của miệt vườn sông nước Kế Sách.
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong “Chương trình khí sinh học dành cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ, Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học được tổ chức thí điểm cho 22 hộ chăn nuôi gia súc ở xã An Nông, huyện miền núi Tịnh Biên, An Giang đã thành công.

Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long lũ lớn, giá các loại rau màu tăng mạnh, người trồng màu lãi khá nên rất phấn khởi. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành – vùng trồng màu nổi tiếng tỉnh Tiền Giang, trong mấy ngày qua hầu hết các loại rau đều hút hàng, giá tăng gấp nhiều lần so với trước lũ

Tuy là năm đầu tiên triển khai thí điểm nhưng mô hình “vỗ béo” cua đồng ở xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đem lại hiệu quả đáng kể. Nhiều hộ chỉ với 1.000m2 ao nuôi nhưng qua khoảng 5 tháng đã thu được lợi nhuận trên dưới 20 triệu đồng

Họ là cán bộ, chiến sĩ Hải quân Công ty Hải sản Trường Sa Đoàn 129. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, nuôi cá lồng ở Trường Sa góp phần quan trọng trong cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần bộ đội, khẳng định ý chí làm chủ biển đảo, bảo vệ Tổ quốc gắn với xây dựng kinh tế quốc phòng vững chắc.

Bước vào thời điểm thu hái chè chính vụ năm nay, thị trường chè Thái Nguyên có nhiều khởi sắc hơn mọi năm khi chè búp khô được giá, tiêu thụ tốt.