Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỉ Phú Rắn Mối

Tỉ Phú Rắn Mối
Ngày đăng: 27/05/2012

Trang trại nuôi hàng chục ngàn con rắn mối của tỉ phú Thuyết khiến nhiều người phải ngả mũ bái phục.

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

Năm 2008, anh Thuyết tình cờ bắt được 2 con rắn mối đem về nuôi trong cái lu để ngắm chơi. Thật bất ngờ, chỉ sau hơn 10 ngày nuôi một con rắn mối đẻ cả chục rắn mối con. Thấy dễ nuôi và qua tìm hiểu thông tin trên mạng, sách báo được biết rắn mối là món ăn rất bổ dưỡng, trị được các bệnh hen suyễn, khò khè ở trẻ em, anh Thuyết mạnh dạn bỏ ra gần chục triệu đồng từ tiền tiết kiệm để xây dựng trang trại nuôi rắn mối ở huyện Giá Rai.

Anh Thuyết nói: “Khi mới khởi nghiệp, nói xây dựng trang trại nuôi rắn cho “oai” chứ thực chất chỉ giống cái chuồng heo nhỏ, diện tích khoảng 20 m2, xung quanh xây bốn bức tường có chiều cao khoảng 1 m, nền tráng xi măng, cùng mớ gạch ống cho rắn ở. Sau đó, mình mua rắn mối từ trẻ em trong xóm săn bắt trong thiên nhiên về thả nuôi. Thời gian đầu chỉ nuôi dỗ cho rắn mối sinh sản, đến khi lượng rắn bố mẹ được nhân lên hàng ngàn con mình mới bắt đầu nuôi thương phẩm để xuất bán”. Cứ thế, trang trại rắn mối ngày càng sinh sôi nảy nở, nhân đàn quanh năm. Sau gần 5 năm nuôi rắn mối, mỗi năm anh bán rắn thương phẩm và rắn bố mẹ làm giống, thu về khoảng 1 tỉ đồng.

Có tiền, anh Thuyết mở rộng đầu tư, mua thêm đất, xây dựng thêm trang trại. Hiện anh Thuyết có đến 5 trại rắn mối ở P.1 (TP.Bạc Liêu) và H.Giá Rai, với hơn 70.000 con rắn mối đủ kích cỡ. Theo kế hoạch, anh sẽ gom các trang trại từ H.Giá Rai về tập trung mở rộng trang trại nuôi rắn tại địa bàn TP.Bạc Liêu. Theo kinh nghiệm của anh thì rắn mối rất dễ nuôi, chi phí rất thấp, ít bệnh tật, không rủi ro. Rắn mối thường được cho ăn bằng các loại cá lòng tong, tép bò...

Hiện anh Thuyết nuôi rắn thương phẩm và rắn bố mẹ cho sinh sản. Rắn thương phẩm được các nhà hàng ở TP.HCM và TP.Cần Thơ đặt mua với giá 400.000 đồng/kg (18 con/kg), còn rắn bố mẹ bán cho người nuôi ở khắp các tỉnh thành ĐBSCL với giá 15.000 đồng/con, bình quân mỗi tháng xuất bán từ 3.000 - 4.000 con. Anh Thuyết cho biết, rắn mối bố mẹ dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc. Mỗi năm rắn mối đẻ khoảng 2 lứa, lứa đầu thường chỉ 8 - 10 con, từ lứa thứ 2 rắn mối đẻ khoảng 15 con.

Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa Vũng Tàu Chuyển Hướng Dùng Cây Sống Làm Trụ Tiêu Bà Rịa Vũng Tàu Chuyển Hướng Dùng Cây Sống Làm Trụ Tiêu

Hiện nay, việc dùng các loại cây sống như điều, mủ trôm, mức… làm trụ tiêu đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng rất khó tính, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và khẳng định hiệu quả kinh tế khi sử dụng cây sống làm trụ cho cây tiêu.

18/10/2014
Vườn Tiêu Xanh Lại Trên Đất Tân Hội (Lâm Đồng) Vườn Tiêu Xanh Lại Trên Đất Tân Hội (Lâm Đồng)

Cây hồ tiêu đã có mặt ở xã Tân Hội, Đức Trọng (Lâm Đồng) hơn 20 năm nay nhưng do giá cả bấp bênh, năng suất, hiệu quả thấp nên cây tiêu ở đây không phát triển được. Đã có lúc người dân phá bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hiện nay, tiêu được giá, cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân Tân Hội quay lại đầu tư phát triển vườn tiêu. Những vườn tiêu đang xanh lại trên đất Tân Hội và mở ra triển vọng mới cho người nông dân nơi đây.

18/10/2014
Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.

18/10/2014
Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.

18/10/2014
Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

18/10/2014