Kiểng Bắp Chơi Tết Được Ưa Chuộng

Theo anh Ngõ, kiểng bắp có ý nghĩa như câu “chắc ăn như bắp”, lại bán với giá bình dân nên được nhiều người dân ưa chuộng.
Để phục vụ nhu cầu thị trường tết, nhiều nhà vườn ở các tỉnh ĐBSCL ngoài việc trồng những loại cây ăn trái vô chậu như thanh long, tắc, vú sữa, mận, bưởi..., mấy năm gần đây còn cho ra đời kiểng bắp (ngô) với giá từ vài chục đến trên dưới 100.000 đ/chậu (tùy nơi).
Nhiều năm gắn bó với nghề sản xuất hoa kiểng bán tết, anh Nguyễn Văn Ngõ ở ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang), cho biết: “Năm nay, ngoài trồng những loại hoa kiểng bán vào dịp tết như vạn thọ, cúc mâm xôi, hướng dương tôi còn trồng thêm 200 chậu bắp để cung ứng cho nhu cầu Tết Ất Mùi này”.
Theo anh Ngõ, kiểng bắp có ý nghĩa như câu “chắc ăn như bắp”, lại bán với giá bình dân nên được nhiều người dân ưa chuộng.
Đây là loại cây phục vụ cho thị trường tết nên phải chăm sóc thật kỹ để trái ra đúng vào thời điểm. Cho nên, hạt bắp được gieo trong khay sau đó mới cho vào chậu.
Thời gian xuống hạt bắt đầu vào tháng 10 (âm lịch). Việc trồng bắp làm kiểng nhà vườn nhẹ đầu tư, công chăm sóc, giá bán lại cao nên lợi nhuận tăng thêm từ 20 – 30% so với vạn thọ, cúc mâm xôi, hướng dương…
Với 200 chậu kiểng bắp tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, anh Ngõ dự kiến bán với mức giá từ 25.000 – 45.000 đ/chậu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù vẫn là thị trường nhập khẩu (NK) cá tra lớn nhất của Việt Nam (chiếm 21,9%) nhưng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ tính đến 15/3 giảm tới 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 62,9 triệu USD).

Để giúp một lượng lớn hàng tím của người dân Nam bộ đang dồn ứ trong kho, ngành đường sắt quyết định miễn phí cước tàu hỏa từ Nam ra Bắc cho nông dân.

Kim ngạch xuất khẩu nhiều loại rau quả lại tăng trưởng khá, thậm chí có thị trường tăng từ 2 đến 3 lần so với cùng kỳ, dù tình trạng rau quả ùn tắc tại cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc - thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam - diễn biến hết sức phức tạp.

Thời gian gần đây, nông dân ở thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đã ồ ạt đốn hạ nhiều diện tích cây cao su với mục đích bán gỗ hoặc chuyển sang trồng rừng kinh tế do giá bán mủ cao su trên thị trường đang rớt thê thảm, người nông dân phải gánh chịu nhiều thua lỗ…

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.