Tỉ Phú Chăn Nuôi Nguyễn Văn Nam Người Nông Dân Có Đầu Óc Doanh Nhân

Từ một nông dân lam lũ, ông Nguyễn Văn Nam (63 tuổi, ở thôn Ðông Bình, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã trở thành tỉ phú nhờ chăn nuôi giỏi, đạt hiệu quả cao. Năm 2013, ông Nam vinh dự được Trung ương Hội Nông dân trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”.
Đất đai vùng Nhơn Thọ không màu mỡ, nhưng từ thời trai trẻ ông Nam đã nuôi ước mơ làm giàu bằng chính nghề nông. Tuy gặp nhiều khó khăn vì trang trại của ông là vùng đất khô cằn, sỏi đá, chăn nuôi lúc ấy lại luôn gặp bấp bênh về giá cả, dịch bệnh; song nhìn thấy được tương lai của vùng đồi này trong phát triển trang trại theo quy mô khép kín, không ảnh hưởng đến môi trường cộng đồng, dễ cách ly dịch bệnh cho vật nuôi… nên ông quyết tâm thực hiện. Với diện tích trang trại 7 ha, ông Nam chia thành các khu chăn nuôi gà, heo, bò lai, ao cá, trồng rừng…
Năm 2000, ông ký hợp đồng chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP (Thái Lan). Đến năm 2011, ông chuyển hướng sang nuôi gà thả vườn lấy trứng giống cung ứng cho Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư (ở huyện Tuy Phước). Ông lý giải: “Sự biến động liên tục của thị trường vật tư chăn nuôi, dẫn đến việc nuôi gia công không còn lợi nhuận cao. Lúc này, trang trại của tôi đã đủ sức tự vươn ra và tìm được hướng sản xuất mới, chuyển sang nuôi gà ta, cung ứng trứng giống cho các cơ sở sản xuất con giống. Phải dứt khoát chuyển hướng chứ tiếp tục chăn nuôi gia công thì khó mang lại hiệu quả cao”.
Với nhìn nhận đúng đắn về thị trường chăn nuôi, trong năm 2012, ông Nam đầu tư hơn 2 tỉ đồng xây dựng, nâng cấp cơ sở chuồng trại, nhập 15.000 con gà đồi Yên Thế từ Hà Nội về, nuôi lấy trứng giống. Đưa chúng tôi đi tham quan trang trại của mình, ông Nam cho biết: “Hiện nay, đàn gà cho trứng và gà hậu bị đã nâng lên 19.000 con, doanh thu từ bán trứng giống trên 1,2 tỉ đồng/năm, lãi ròng gần 600 triệu đồng. Ngoài ra, từ chăn nuôi bò lai, nuôi cá, trồng rừng, mỗi năm thu lãi thêm khoảng 100 triệu đồng nữa”.
Nhờ cần cù lao động, chăn nuôi đạt hiệu quả cao… năm 2010, ông Nguyễn Văn Nam được tặng giải thưởng “Sao Thần nông”; năm 2012, ông được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi 5 năm liền (2007-2011); năm 2013, ông vinh dự trở thành 1 trong 62 nông dân trong cả nước được trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013”.
Có thể bạn quan tâm

“Lúc mới về khu vực thôn Xuân Đông, tôi mua hơn 3ha đất đồi. Với ý định trồng tỏi, tôi thuê máy múc san ủi, cải tạo thành những diện tích vuông vắn; phía dưới tận dụng lớp đất bazan, phía trên phủ một lớp đất cát dày từ 2 - 3cm để tạo độ tơi xốp và giữ độ ẩm.

Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.

Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.

Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.