Thụy Sỹ muốn nhập nông sản Việt Nam

Theo đó, hàng hóa được yêu cầu nhập khẩu bao gồm rau tươi các loại theo mùa, đặc biệt là rau cải, rau thơm, ớt tươi... Đối với hoa quả, Thụy Sỹ có nhu cầu cao về mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ cho biết thêm, để xuất khẩu nông sản vào Thụy Sỹ, các sản phẩm thường phải phù hợp với tiêu chuẩn chung của châu Âu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Thụy Sỹ đạt 263 triệu USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Thụy Sỹ là hàng đá quý, thủy sản, máy móc, giày dép, cà phê, dệt may, sản phẩm túi xách, ô dù và đồ dùng nội thất… Ngược lại, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Thụy Sỹ là kim loại quý, máy móc thiết bị, phụ tùng, hóa chất, tân dược, sản phẩm và nguyên liệu chất dẻo phục vụ cho sản xuất và gia công hàng hóa trong nước...
Có thể bạn quan tâm

Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Dù mới bán thí điểm tại chợ Hòa Bình (Q.5, TP.HCM), nhưng nhiều người tiêu dùng từ xa không ngại khó tìm đến đây chỉ để mua thịt heo VietGAP với mong muốn có bữa ăn an toàn.

Mặc dù được coi là “vựa” nông sản của cả nước, nhưng những ngày gần đây từ khắp các chợ đầu mối cho đến các chợ vùng nông thôn ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều tràn ngập các loại nông sản Trung Quốc (TQ).

Giống táo lõi hồng có tên Hidden Rose, hay còn được gọi là Airlie Redflesh, là giống táo Mỹ được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Trong một thời gian ngắn, hàng loạt đồng lúa hai vụ ở Cà Mau biến thành đồng nước mặn để nuôi tôm. Người dân biết rõ việc tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm, phá vỡ quy hoạch nông nghiệp là sai nhưng vẫn bất chấp, trong khi chính quyền buông lỏng quản lý…