Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủy Sản Việt Vào Liên Bang Nga Chung Tay Tháo Gỡ Vướng Mắc

Thủy Sản Việt Vào Liên Bang Nga Chung Tay Tháo Gỡ Vướng Mắc
Ngày đăng: 06/09/2014

Đến nay vẫn có quá ít DN Việt Nam được công nhận đủ điều kiện để XK sản phẩm thủy sản sang thị trường Liên bang Nga.

Gỡ vướng để tăng cơ hội

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.

Để có thể “bắt rễ” và “vững chân” hơn, ngoài sự chung tay nỗ lực của cộng đồng DN thủy sản, cần hơn nữa sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng... ông Hòe nhìn nhận.

Theo ông Hòe, không phải DN thủy sản không nắm bắt được những cơ hội XK sang Nga, thậm chí có nhiều DN đã nộp đơn xin cấp phép vào thị trường này từ mấy năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa được công nhận đủ điều kiện.

“Một số DN cho biết họ rất mong muốn được tiếp cận nhưng vẫn gặp phải nhiều vướng mắc về thủ tục; chưa rõ phải tuân thủ, đáp ứng những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể nào theo quy định của phía Nga. Do đó các cơ quan chức năng, kể cả ở những cấp cao hơn cần tăng cường làm việc, trao đổi với phía bạn nhằm có những tác động mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều DN thủy sản có thể XK vào thị trường này”, ông Hòe kiến nghị.

Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP):

Hiện nay cá tra XK sang thị trường Nga vẫn có chất lượng chưa cao, do đó bản thân các DN XK phải nâng chất lượng cá tra lên chứ không thể “à uôm” như cũ. Đồng thời, phải nâng cao chuỗi giá trị cá tra thông qua tăng cường mối liên kết giữa người nuôi và DN chế biến XK để đáp ứng nguồn cung và đơn hàng ổn định.

Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam - cho rằng, vừa qua, mới chỉ có một số ít DN được tháo dỡ lệnh cấm nhập khẩu trong khi LB Nga đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với cam kết tạo một nền thương mại minh bạch và không đối xử. Do vậy Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục cử đoàn đàm phán sang Nga để tháo gỡ vướng mắc cho các DN còn lại có cơ hội tham gia thị trường.

Nâng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm

Trong văn bản kiến nghị số 99/HHCTVN.14 – VP của Hiệp hội Cá tra Việt Nam gửi Bộ NN&PTNT ngày 20/8/2014 cũng nêu rõ: “Thời gian qua, chỉ có một nhóm các công ty Việt Nam được XK vào Liên bang Nga tạo nên sự phản ứng rất mạnh mẽ từ phía các DN khác trong ngành. Việc Ủy ban Chống độc quyền Liên bang Nga vừa có quyết định xét xử vi phạm Luật chống độc quyền đã gây cản trở việc tiếp cận thị trường hàng hóa sản phẩm phi lê cá tra/ba sa đông lạnh của Việt Nam…”.

Vì vậy, Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm có kế hoạch cụ thể bảo đảm lợi ích cho tất cả các DN được XK thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Bộ cũng cần phổ biến quy định hướng dẫn nhập khẩu thủy sản vào các thị trường này nhằm hỗ trợ các DN ngành thủy sản nói chung và ngành cá tra nói riêng.

Mặt khác, các DN cũng cần đa dạng hóa sản phẩm, cụ thể như chế biến cá tra phi lê xông khói, vừa tận dụng được diện tích nhà xưởng hiện có, vừa là cơ hội để nâng cao vị thế và chủ động hơn khi tiếp cận thị trường LB Nga”.


Có thể bạn quan tâm

Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.

10/08/2015
Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa

Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.

10/08/2015
Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng) Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng)

Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.

10/08/2015
Mang... lợn cắp nách đi cạnh tranh khi vào TPP? Mang... lợn cắp nách đi cạnh tranh khi vào TPP?

VEPR dự báo ngành chăn nuôi Việt Nam chịu tác động tiêu cực nhất của TPP, còn đại diện Cục Chăn nuôi tin vẫn có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh, ví dụ như lợn cắp nách

10/08/2015
Săn trâu bò hoang Săn trâu bò hoang

Khi lòng hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) tích nước cùng với tập quán chăn thả "gửi trâu cho trời" đã hình thành nên những đàn trâu, bò hoang bị "kẹt lại" giữa rừng, trở nên vô chủ. Cũng từ đó, ở Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) có một nghề khá đặc biệt, không kém phần hiểm nguy: nghề bắt trâu, bò hoang.

10/08/2015